Tàu hải quân Mỹ, Nhật, Pháp, Australia, Trung Quốc và Nga cùng lúc có mặt ở vùng biển gần Nhật Bản

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Vùng biển gần Nhật Bản đang nổi sóng với việc có mặt cùng lúc các tàu chiến của Mỹ, Nhật, Pháp, Australia, Trung Quốc và Nga tiến hành các cuộc huấn luyện và diễn tập trên biển, trên bộ.
Tàu khu trục tên lửa Nam Kinh (155) của Trung Quốc bị máy bay Nhật theo dõi, chụp ảnh khi hoạt động trên biển gần Nhật Bản (Ảnh: Dwnews).
Tàu khu trục tên lửa Nam Kinh (155) của Trung Quốc bị máy bay Nhật theo dõi, chụp ảnh khi hoạt động trên biển gần Nhật Bản (Ảnh: Dwnews).

Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Australia đã tổ chức cuộc tập trận chung đầu tiên ở Tây Nam Nhật Bản từ ngày 11 đến 17/5, nhằm vào Trung Quốc. Phía Trung Quốc đã điều một số tàu chiến qua eo biển Miyako để phát tín hiệu cảnh báo cuộc tập trận chung Mỹ - Nhật – Pháp- Australia.

Theo trang tin Hồng Kông Đông Phương ngày 18/5, trong lúc Hải quân Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Australia đang tổ chức cuộc tập trận chung "ARC21" ở Biển Hoa Đông, các hạm tàu của Trung Quốc và Nga đã lần lượt xuất hiện tại các vùng biển xung quanh Okinawa, Nhật Bản và Hokkaido. Ba tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã từ Biển Hoa Đông tiến vào Thái Bình Dương qua eo biển Miyako vào Chủ nhật (16/5). 6 tàu của Hải quân Nga cũng đã lần lượt tiến vào Thái Bình Dương theo từng đợt qua eo biển Soya vào các ngày 15 và 16/5.

Ba tàu chiến Trung Quốc đi qua eo Miyako để thị uy (từ trên xuống: tàu Nam Kinh, tàu châu Âu Bưu Hồ, tàu Dương Châu). Ảnh: Đông Phương.

Ba tàu chiến Trung Quốc đi qua eo Miyako để thị uy (từ trên xuống: tàu Nam Kinh, tàu châu Âu Bưu Hồ, tàu Dương Châu). Ảnh: Đông Phương.

Cục Giám sát và Tham mưu tổng hợp, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 052D Nam Kinh (155), tàu hộ vệ mang tên lửa dẫn đường Type 054A Dương Châu (576) và tàu tiếp liệu tổng hợp Type 903 Cao Bưu Hồ (966) của Hải quân Trung Quốc đã xuất hiện lúc 9 giờ sáng Chủ nhật 16/5 trên vùng biển cách đảo Kume, tỉnh Okinawa ở khoảng 120 km về phía tây bắc. 3 hạm tàu Trung Quốc sau đó đi qua vùng biển nằm giữa đảo chính Okinawa và đảo Miyako rồi tiến vào Thái Bình Dương. Trong thời gian này, Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản đã điều động tàu quét mìn Shishijima và máy bay tuần tra chống ngầm P-3C tiến hành cảnh giới và giám sát.

Ở phía bên kia, hôm 15/5, hai tàu tuần tra lớp Trentur, một tàu y tế lớp Obriver và một tàu thăm dò đại dương của Hải quân Nga đã xuất hiện tại khu vực biển cách eo biển Soya 110 km về phía tây - tây bắc và tiến vào Thái Bình Dương theo hướng đông. Ngày hôm sau, tàu khu trục Đô đốc Panteleev lớp Dreadnought của Hải quân Nga và một tàu tiếp liệu đã xuất hiện ở vùng biển cách eo biển Soya khoảng 70 km về phía tây bắc và tiến vào Thái Bình Dương qua cùng một tuyến đường. Lực lượng Phòng vệ trên biển (Hải quân Nhật) ở Yusshi đã cử một tàu cao tốc tên lửa lớp chiếc Hayabusa để tiến hành giám sát.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan diễn tập chung với hải quân Nhật ở Nam Kanto (Ảnh: Đông Phương).

Tàu sân bay USS Ronald Reagan diễn tập chung với hải quân Nhật ở Nam Kanto (Ảnh: Đông Phương).

Khi các tàu chiến của Trung Quốc và Nga cùng tiến từ bắc vào nam, tàu khu trục lớp Aegis Maya của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật và tàu sân bay USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ cũng đã tiến hành huấn luyện chiến thuật ở vùng biển phía đông nam Kanto. Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật tuyên bố cuộc huấn luyện nhằm mục đích cải thiện khả năng tương tác với Hải quân Mỹ và nâng cao khả năng răn đe và phản ứng của liên minh Mỹ - Nhật Bản, không liên quan đến cuộc tập trận ARC21. Một số nhà phân tích chỉ ra rằng Mỹ và Nhật Bản đã cùng lúc huy động các hạm tàu chủ lực để tập trận là một dấu hiệu cho thấy có chủ ý kiềm chế Trung Quốc.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan sẽ rời căn cứ Yokosuka vào thứ Tư (19/5) để thực hiện sứ mệnh triển khai dài ngày ở vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương. Các máy bay đóng trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ được triển khai tại thành phố Iwakuni, tỉnh Yamaguchi gần đây đã hoàn thành khóa huấn luyện cất hạ cánh mô phỏng trên tàu sân bay tại đảo Iwo Jima. Ngoài ra, Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Guam để bảo vệ Mỹ, các đồng minh và đối tác khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo.

Bộ ninh Pháp lần đầu tiên tới Nhật tham gia diễn tập chung (Ảnh: AP).

Bộ ninh Pháp lần đầu tiên tới Nhật tham gia diễn tập chung (Ảnh: AP).

Về việc Lực lượng Phòng vệ trên biển (Hải quân) Nhật Bản và Hải quân Mỹ, Pháp đã tiến hành cuộc huấn luyện chung mang tên "ARC21" ở Biển Hoa Đông để phòng thủ các đảo xa từ ngày 11 đến 17/5. Trang Sankei Shimbun của Nhật Bản cho biết đây là lần đầu tiên các lực lượng trên bộ của Mỹ, Nhật Bản và Pháp tiến hành huấn luyện thực tế tại Nhật Bản. Nội dung huấn luyện chính bao gồm đổ bộ lên các đảo xa và chiến đấu trên đường phố đô thị.

Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản chỉ ra rằng tàu lớp Aegis hiện đại nhất Maya của Nhật Bản và tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ đóng tại căn cứ Yokosuka đã thực hiện huấn luyện chiến thuật ở vùng biển phía đông nam Kanto, Nhật Bản từ ngày 11 đến ngày 16/5. Trong cùng thời gian, việc đưa các chiến hạm chủ lực của Mỹ và Nhật Bản thực hiện huấn luyện, là có ý đinh kiềm chế Trung Quốc.

Lính Pháp và Nhật diễn tập đổ bộ đường không phòng thủ đảo (Ảnh: AP).

Lính Pháp và Nhật diễn tập đổ bộ đường không phòng thủ đảo (Ảnh: AP).

Kyodo cho rằng việc ba tàu chiến Trung Quốc đi qua vùng biển Okinawa tới eo biển Miyako vào thời điểm này có liên quan đến cuộc tập trận chung Mỹ - Nhật - Pháp, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng cảnh giác về động thái này đồng thời đang phân tích ý đồ của Trung Quốc.

Theo tin của Nikkei, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản, Thủy quân lục chiến Mỹ và Lục quân Pháp đã tiến hành một cuộc diễn tập phòng vệ đảo xa ở Kyushu vào ngày 15/5. Đây là lần đầu tiên Lục quân Pháp tham gia huấn luyện tại Nhật Bản. Cuộc huấn luyện chung hiếm thấy này do phía Pháp chủ động khởi xướng. Nikkei cũng cho biết, trong nửa cuối năm 2021, Anh, Hà Lan và Đức cũng sẽ đưa tàu chiến đi vòng quanh Nhật Bản.

Theo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản ngày 17/5, Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản đã phát hiện ba tàu chiến Trung Quốc cách đảo Kume ở tỉnh Okinawa khoảng 120 km về phía tây bắc vào sáng ngày 16/5 và cho biết các tàu chiến này đã tiến vào Thái Bình Dương từ Biển Hoa Đông vào ngày 17/5. Đáng chú ý là vào ngày tàu chiến Trung Quốc bị phát hiện, 4 nước Nhật Bản, Mỹ, Pháp và Australia đang tập trận hải quân trên biển Hoa Đông.

Báo này cũng đề cập Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản cũng đã phát hiện 6 tàu chiến Nga ở gần phía tây mũi Soya, Hokkaido vào ngày 15 và 16/5. Tất cả các tàu chiến này cũng rời vùng biển gần Nhật Bản trước ngày 17/5.

Có thông tin cho rằng cả tàu chiến của Trung Quốc và Nga đều không đi vào lãnh hải của Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang phân tích ý định hành động của hải quân hai nước và cảnh giác về các động thái liên quan.

Các sĩ quan Mỹ và Nhật tham gia diễn tập chung (Ảnh: AP).

Các sĩ quan Mỹ và Nhật tham gia diễn tập chung (Ảnh: AP).

Trước việc quân đội các nước Mỹ, Pháp, Nhật, Australia tiến hành tập trận chung, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh từng tuyên bố trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 13/5 rằng 4 nước đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung và đánh tiếng rằng họ “gây sức ép với Trung Quốc”. Bà nói: “Liệu họ có thể khiến Trung Quốc sợ hãi bằng cách làm như vậy không? Nhưng chúng tôi vẫn phản đối việc các quốc gia này luôn lấy Trung Quốc ra để nói”.

Bà Hoa Xuân Oánh nói rằng “bốn quốc gia này trong lịch sử đã từng đi xâm lược. Họ không phản tỉnh lại về bản thân, không sử dụng lực lượng của mình để đóng góp cho hòa bình và phát triển của thế giới và khu vực, thay vào đó, họ luôn nói về Trung Quốc và tìm cớ để tăng cường các hoạt động quân sự của họ. Họ làm như thế làm gì? Cho dù các quốc gia này có tham gia vào cái gọi là huấn luyện chung hay tập trận chung cũng được. Nói thẳng ra là họ chẳng có tác động gì được đến Trung Quốc, mà chỉ đơn giản là đốt thêm một chút dầu của họ. Tôi mong họ hãy dành nhiều thời gian, sức lực và nguồn lực hơn nữa để chăm lo cho lợi ích của người dân nước mình và đóng góp nhiều hơn nữa cho việc hợp tác chống dịch trong nước và hợp tác chống dịch quốc tế hiện nay”.