Một đối tác gắn bó của Vinaconex

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Đối tác này đã gắn bó với Vinaconex từ thời cổ đông nhà nước chi phối vốn và vẫn tiếp tục duy trì được mối hợp tác tích cực với Vinaconex thời tư nhân hóa hoàn toàn.
Vinaconex, ảnh minh họa
Vinaconex, ảnh minh họa

 “Game” Vinaconex đã hoàn tất, nhưng dư âm của nó vẫn còn, đặc biệt là mối quan tâm về nhóm nhà đầu tư đứng sau An Quý Hưng.

Cứ độ vài tháng, truyền thông trong nước lại phỏng đoán khi thì Hùng Túy, lúc thì Phú Mỹ Group của đại gia Chu Đức Lượng.

Những cái tên vừa nêu, tuy không quá nổi, nhưng ít nhiều đã khẳng định được vị thế trên thương trường. Bên cạnh đó, thị trường vẫn đồn đoán về một số tay chơi khác, trong đó có CTCP Đầu tư hạ tầng Thăng Long TJC (Thăng Long TJC).

Thực tế thì Thăng Long TJC vốn là đối tác quen mặt của Vinaconex từ trước khi các cổ đông Nhà nước thoái vốn.

Cụ thể, Thăng Long TJC và Vinaconex đều tham gia vào dự án Kalong Riverside City có quy mô 48 ha tại TP. Móng Cái, Quảng Ninh do một công ty khác làm chủ đầu tư. Trong đó, Thăng Long TJC là đơn vị phát triển, còn Vinaconex là nhà thầu chính.

Ngoài ra, liên danh Thăng Long TJC Vinaconex và một công ty khác cũng là nhà đầu tư đề xuất dự án Nhà máy nước Hòa Liên theo hình thức BOT tại Đà Nẵng.

Nhưng thương vụ đáng lưu tâm nhất, có lẽ là việc Thăng Long TJC còn đăng ký tham gia phiên đấu giá bán cổ phần Vinaconex của SCIC cách đây vài năm. 

Theo tìm hiểu của VietTimes, Thăng Long TJC và Thăng Long TC ngoài lĩnh vực xây dựng, địa ốc còn quan tâm đầu tư ở cả lĩnh vực năng lượng, năng lượng tái tạo, pin mặt trời.

Dữ liệu của VietTimes cho thấy, Thăng Long Energy vẫn trong giai đoạn tập trung đầu tư nên 3 năm qua chưa phát sinh doanh thu, mặc dù tổng tài sản đạt tới hơn 400 tỷ đồng./.