Từng có thời điểm Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đưa ra các tuyên bố chính sách. Thay vào đó, họ chủ yếu công bố những phiên điều trần của Chủ tịch Fed trước quốc hội, thường là những bình luận rất mơ hồ và không có chủ đích.
Nhưng Jerome Powell - Chủ tịch Fed đương nhiệm, lại phát biểu rất thẳng thắng về việc chính sách tiền tệ của Fed sẽ đi đến đâu. Trong cuộc họp báo tổ chức hôm 1/11, ngay sau tuyên bố chính thức về việc nâng lãi suất thêm 0,75%, ông Powell nêu rõ rằng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất.
“Chúng tôi vẫn phải tiếp tục, và dữ liệu kể từ cuộc họp gần nhất cho thấy rằng mức lãi suất sau cùng có thể sẽ cao hơn so với dự kiến trước đó”, ông Powell nói.
Phát biểu của Chủ tịch Fed dường như có phần mâu thuẫn với thông cáo bằng văn bản của chính cơ quan này, trong đó có đoạn: “Về việc quyết định nhịp độ nâng lãi suất trong tương lai trong khoảng mục tiêu, ủy ban sẽ tính đến chính sách thắt chặt tiền tệ, độ trễ để nó có ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế và lạm phát, và các diễn biến tài chính, kinh tế".
Tuyên bố này của Fed dường như ám chỉ rằng họ sẽ áp dụng nhịp độ nâng lãi suất một cách thận trọng hơn. Nó cũng phù hợp với một bài phát biểu về chính sách của Fed mà Phó Chủ tịch Lael Brainard đưa ra trước các nhà kinh tế học tại Chicago hồi tháng 10/2022.
“Sẽ mất một khoảng thời gian để chính sách thắt chặt tiền tệ có tác động tới toàn nền kinh tế và giảm lạm phát. Sự bất trắc vẫn còn đó, và tôi đang theo dõi sát sao sự tiến triển, và các rủi ro toàn cầu", Lael Brainard cho biết.
Tuy nhiên, các thị trường chủ yếu vẫn nghe và tin theo hướng tiếp cận quyết liệt của ông Powell hơn.
Mặc dù họ vẫn kỳ vọng vào việc Ủy ban Thị trường Mở của Fed (FOMC) nâng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm trong cuộc họp tới, tổ chức ngày 13-14/12, sau 4 lần tăng 0,75 điểm phần trăm liên tiếp, thị trường giao dịch chứng chỉ quỹ liên bang (Fed Fund Futures) dự báo đỉnh lãi suất vào năm tới trong khoảng 5.00-5.25% - tăng khoảng 25 điểm phần trăm so với kỳ vọng trước đó.
Nhưng một số người hoài nghi lại không tin vào tuyên bố của Chủ tịch Fed. Một khi tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu tăng đáng kể, họ tin rằng Fed sẽ thực hiện chiến dịch chống lạm phát một cách nhẹ nhàng hơn – bất chấp kiểu nói cứng rắn của ông Powell.
Báo cáo về tình hình lao động trong tháng 10, công bố hôm 2/11, cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,7%, so với mức thấp kỷ lục 3,5% trong tháng 9. Nhưng hầu hết các nhà kinh tế học cho rằng đây là lỗi trong nghiên cứu về các hộ gia đình.
Ngược lại, nghiên cứu được nhiều người theo dõi hơn cho thấy mức tăng 261.000 trong báo cáo nonfarm payroll (NFP) trong tháng 10.
Bất chấp mức tăng trong tỷ lệ thất nghiệp, con số 3,7% vẫn biểu thị một thị trường lao động khỏe mạnh, theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học đến từ Piper Sandler. Fed tin rằng tỷ lệ thất nghiệp trung tính là ở mức 4,25%. Chỉ có vượt qua con số này mới có thể là dấu hiệu của thị trường lao động suy yếu.
Và với toàn dụng lao động, lạm phát dường như là phần duy nhất mà Fed cần phải quan tâm – bởi vậy các thị trường đang tập trung theo dõi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10, được công bố trong tuần tới. Với sự tăng trở lại của giá xăng tại trạm bơm, CPI tổng được dự báo sẽ tăng 0,7%, từ mức tăng 0,4% trong tháng 9. Nhưng chỉ số này có thể cho thấy đôi chút cải thiện so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 8,0% trong tháng 10, so với 8,2% trong tháng 9.
Sự điều hòa giữa tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát có thể trở nên phức tạp hơn đối với các nhà hoạch định chính sách tiền tệ trong năm tới, nếu như tỷ lệ thất nghiệp tăng và sức ép về giá vẫn quẩn quanh. “Hội đồng chính sách của Fed sẽ chịu sức ép nhiều hơn, từ tất cả mọi phía,” Steve Blitz, trưởng kinh tế gia đến từ TS Lombard nhận định.
Theo trang cá cược Predictit.org, đảng Cộng hòa có 74% khả năng chiếm được cả 2 viện thuộc Quốc hội trong kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ tới.
Nếu như tỷ lệ thất nghiệp tăng trong năm tới, Blitz tin rằng “Fed cuối cùng sẽ phải nâng mức lạm phát mục tiêu lên 3%,” bởi ông Powell thiếu sự hậu thuẫn chính trị mà ông Paul Volcker từng có cách đây 4 thập kỷ, khi ông kiềm chế lạm phát bằng các cuộc khủng hoảng.
Chiến lược gia của Bank of America, Michael Hartnett, chỉ ra một tiền lệ mà ông cho là “Sự xoay trục vĩ đại năm 1974.” Thời điểm đó, Fed giảm lãi suất từ 9,25% xuống 4,75%, bất chấp lạm phát ở mức 12%. Điều này đi ngược lại mức tăng đột biến trong tỷ lệ thất nghiệp, đã nhảy vọt lên mức 6,6% trong tháng 12 năm đó.
Với những người đang hy vọng Fed đảo chiều chính sách, điều đó chỉ có thể xảy ra khi nền kinh tế hoặc thị trường chứng khoán, hoặc cả hai hứng chịu một cú sốc nào đó./.
Tín hiệu của FED
Đồng USD mạnh làm dấy lên lo ngại về 'núi nợ' ở châu Á
Fed có đáng bị chỉ trích vì nâng lãi suất quá nhanh?
Theo Barron's
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu