Mobile apps và eKYC giúp ngân hàng cải thiện doanh thu ra sao?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Năm 2021, lượt cài đặt apps ngân hàng tăng trưởng 4,5 lần so với năm trước, trong khi đó, eKYC giúp các ngân hàng thành công giữ chân trung bình 30% người dùng trung thành mỗi tháng.

Omega Media vừa công bố Báo cáo dữ liệu performance marketing cho mobile apps (ứng dụng trên thiết bị di động) ngành Ngân hàng tại Việt Nam trong năm 2021.

Báo cáo này thu thập dữ liệu từ các chiến dịch quảng cáo triển khai thông qua mobile apps của gần 30 ngân hàng, cho thấy sự thay xu hướng sử dụng mobile apps trong ngành ngân hàng, giúp các marketer có những định hướng trong các chiến dịch truyền thông của năm 2022.

Cụ thể, trong năm 2021, lượt cài đặt apps ngân hàng đã tăng gấp 4,5 lần so với năm 2020 và ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, từ 3-6 lần cùng kỳ mỗi quý. Cùng giai đoạn này, lượng eKYC cũng tăng trưởng gấp 2,5 lần.

Ngoài ra, cả nhu cầu sử dụng apps ngân hàng và eKYC đều có sự tăng vọt vào quý 3 và quý 4 trong năm 2021.

Cùng với sự ‘bùng nổ’ của mobile apps, chi phí hiệu quả trên eKYC của ngành ngân hàng cũng có sự tăng trưởng rõ rệt.

Báo cáo của Omega Media cho thấy, với chi phí trung bình khoảng 125.000VNĐ cho mỗi eKYC, các ngân hàng đã thành công giữ chân trung bình tầm 30% người dùng trung thành mỗi tháng.

Doanh thu trong apps ngành Ngân hàng 2021 có xu hướng tăng hơn so với năm 2020 và có biên độ dao động khá ổn định giữa các tháng, hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Trong năm 2021, tốc độ tăng trưởng doanh thu do người dùng ứng dụng đem lại, thông qua các hoạt động performance marketing, có mức tăng trưởng khoảng 10% - 15% giữa các tháng trong năm, đặc biệt tăng trưởng mạnh trong quý 3 và quý 4.

Lưu ý rằng, mức tăng trưởng ở mỗi thời điểm cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như biến động thị trường, tình hình dịch bệnh, tính cạnh tranh trong các chương trình khuyến mãi của mỗi ngân hàng.

Hiệu suất performance marketing chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có thể kể tới: giá trị thương hiệu; automation tools (các công cụ tự động hóa); promotion; tracking tools (các công cụ đo lường & theo dõi) và chất lượng ứng dụng.

Nhìn lại những tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh và thời điểm Tết, tỷ lệ phát sinh giao dịch lần đầu trong app tại những tháng đầu năm 2021 bị giảm mạnh. Tuy nhiên, nhờ vào tác động tích cực của automation tools, tỷ lệ phát sinh giao dịch đã nhanh chóng tăng trở lại kể từ quý 2 năm 2021./.