Kinect, thiết bị cảm biến hành vi độc lập được Microsoft phát triển vào năm 2010 dưới tên Project Natal dành cho hệ máy chơi game console Xbox 360 và máy tính sử dụng Windows. Khi kết nối, Kinect cho phép người chơi tương tác thông qua cử chỉ và lệnh thoại mà không cần tay cầm điều khiển truyền thống.
Vào thời điểm đó, Kinect đã thể hiện sự vượt trội so với Wii Remote Plus của Nintendo và bộ đôi PlayStation Move, PlayStation Eye của Sony. Kinect cũng đã lập kỷ lục Guiness thế giới về “thiết bị điện tử bán chạy nhất” với 8 triệu thiết bị bán ra chỉ sau 60 ngày kể từ khi ra mắt.
Năm 2013, Kinect 2.0 được bán kèm cùng máy consle thế hệ mới của Microsoft, Xbox One. Phiên bản này tuy có nhiều cải tiến, đặc biệt là khả năng điều khiển qua lệnh thoại. Song cũng khiến giá của gói console Xbox One lên tới 500 USD, cao hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp PlayStation 4.
Đến năm 2014. Microsoft quyết định loại bỏ Kinect 2.0 ra khỏi gói console Xbox One để cắt giảm 100 USD giá thành vì cơ bản yêu cầu sử dụng của người chơi đã ít dần.
Video: Nhìn lại 10 tựa game ấn tượng nhất sử dụng thiết bị cảm biến hành vi Kinect. Nguồn: Nerdvision TV
Những năm tiếp theo, số lượng trò chơi tương thích với Kinect ngày càng hiếm. Mặc cho Microsoft cố gắng kéo dài “sự sống” và tầm ảnh hưởng của Kinect đối với người chơi. Cụ thể, họ đã đàm phán với Electronic Art để đưa khả năng điều khiển bằng lệnh thoại của thiết bị này vào trò chơi Mass Effect 3. Nhưng có vẻ như sự ra mắt của công nghệ kính thực tế ảo (Virtual Reality Glass) đã đẩy lùi vị thế của Kinect vào quá khứ.
Ngày 25/10/17, Microsoft chính thức chấm dứt chặng đường 7 năm của Kinect. Tới nay, thật khó để nhớ tựa trò chơi ấn tượng cuối cùng còn đòi hỏi thiết bị cảm biến hành vi này. Song ứng dụng từ công nghệ Kinect sẽ vẫn còn tồn tại trong trợ lý ảo Cortana, kính Hololens hay các sản phẩm khác của Microsoft và ngành công nghiệp trò chơi trong tương lai.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu