Lo ngại bạo động nổ ra sau bầu cử, chính quyền Mỹ khẩn cấp dựng tường rào quanh Nhà Trắng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Ngày 3/11 là ngày bầu cử của nước Mỹ. Tình trạng nước Mỹ chia rẽ và lo ngại về phản ứng của cử tri đối với kết quả bầu cử khiến chính phủ Mỹ phải khẩn cấp dựng hàng rào bên ngoài Nhà Trắng  để đề phòng xảy ra sự cố ngoài ý muốn...

Các nhân viên công tác khẩn casaps dựng hàng rào lưới thép bảo vệ xung quanh Nhà Trắng (Ảnh: Reuters).
Các nhân viên công tác khẩn casaps dựng hàng rào lưới thép bảo vệ xung quanh Nhà Trắng (Ảnh: Reuters).

Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều (Dwnews) ngày 3/11 dẫn lời một nguồn tin cho biết, ngày 2/11 theo giờ địa phương, cơ quan an ninh liên bang Mỹ đã cho dựng hàng rào bảo vệ bằng lưới thép xung quanh Nhà Trắng. Theo nguồn tin, các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ và các cơ quan khác đang chuẩn bị cho việc đối phó với các cuộc biểu tình có thể xảy ra liên quan đến kết quả bầu cử.

Theo CNN, hàng rào mới được lắp đặt xung quanh Nhà Trắng tương tự như hàng rào đã được dựng lên xung quanh Nhà Trắng hồi tháng 5 năm 2020. Vào thời điểm đó, sau khi một người đàn ông Mỹ gốc Phi bị một cảnh sát da trắng làm chết khi thực thi pháp luật quá mức cần thiết, các cuộc biểu tình chống lại cảnh sát thực thi pháp luật sử dụng bạo lực đã nổ ra trên khắp nước Mỹ. Theo các nguồn tin, ngoài Nhà Trắng, các cơ quan liên quan cũng sẽ dựng các hàng rào ở những nơi khác như Quảng trường Bầu dục và Quảng trường Lafayette, Đường số 15, Đại lộ Hiến pháp, Đường số 17.

Đêm 2/11, hàng rào bao quanh Nhà Trắng được khẩn cấp thi công (Ảnh: Reuters).

Đêm 2/11, hàng rào bao quanh Nhà Trắng được khẩn cấp thi công (Ảnh: Reuters).

Tuy nhiên, CNN nói, ông Chris Rodriguez, Giám đốc An ninh Nội địa và Quản lý Khẩn cấp của Đặc khu Washington nói, cho đến ngày 2/11, vẫn chưa nhận được lời đe dọa cụ thể hoặc đáng tin cậy nào đối với cuộc bầu cử. Ông nói rằng hiện có sáu đoàn thể đã nộp đơn xin phép biểu tình và có thể có “hoạt động liên quan đến Tu chính án số 1" trong vài ngày tới. Do đó, Sở Cảnh sát Đặc khu Washington sẽ "huy động toàn bộ" lực lượng và Trung tâm ứng phó khẩn cấp sẽ hoạt động 24/24 giờ nếu cần thiết.

Tờ The Hill viết rằng, động thái này diễn ra vào thời điểm mà mối lo ngại của người dân về các cuộc tranh chấp tiềm ẩn do bầu cử gia tăng. CNN cho biết, theo thường lệ, cảnh sát thủ đô Washington đã chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc bạo động có thể xảy ra trước và sau cuộc bầu cử. Bản tin cũng nói rằng biện pháp an ninh bổ sung này cho đến nay là ví dụ thuyết phục nhất về việc chính quyền Trump đã chuẩn bị cho việc đối phó các cuộc bạo động có thể xảy ra sau cuộc bầu cử, đặc biệt nếu ngày 4/11 vẫn không có người chiến thắng rõ ràng.

Tờ Washington Post trước đó đã viết, mọi người lo lắng rằng năm nay sẽ là một cuộc bầu cử giữa các thế lực đối địch và sẽ xuất hiện một số hành vi gian lận, vì vậy họ vô cùng lo ngại về cuộc bầu cử này và tình trạng bạo lực sau cuộc bầu cử.

Những người Ấn Độ ủng hộ ông Donald Trump làm nghi lễ cầu nguyện thần linh giúp ông Donald Trump thắng cử (Ảnh: Reuters).

Những người Ấn Độ ủng hộ ông Donald Trump làm nghi lễ cầu nguyện thần linh giúp ông Donald Trump thắng cử (Ảnh: Reuters).

Trong một diễn biến có liên quan đến cuộc bầu cử Mỹ, người Ấn Độ đã cầu nguyện cho cả ông Donald Trump và bà Kamala Harris.

Cuộc đấu quyết định giữa hai ông Donald Trump và Joe Biden ở nửa bên kia của thế giới được người Ấn Độ rất quan tâm. Các fans của ông Trump đã tổ chức nghi lễ đặc biệt để cầu thần linh giúp ông thắng cử. Ngoài ra, ứng cử viên phó tổng thống của đảng Dân chủ bà Kamala Harris cũng là người gốc Ấn, nên cũng không thiếu những người ủng hộ.

Những người dân làng quê ngoại bà Kamala Harris hành lễ cầu nguyện cho bà (Ảnh: AP).

Những người dân làng quê ngoại bà Kamala Harris hành lễ cầu nguyện cho bà (Ảnh: AP).

Trang tin Đa Chiều ngày 3/11 đưa tin, các thành viên của tổ chức cực hữu Ấn Độ Hindu Sena đã tổ chức một buổi lễ cầu nguyện đặc biệt ở New Delhi để cầu chúc ông Trump chiến thắng. Buổi lễ của những người Hindu này kéo dài 30 phút. Ved Shastri, người chủ trì buổi lễ, nói với India Today rằng ông Trump là người thẳng thắn chống lại những phần tử Hồi giáo cực đoan và nói chiến thắng của ông Trump sẽ có lợi cho Ấn Độ vì Mỹ là một đồng minh tốt của Ấn Độ chống lại Trung Quốc và Pakistan.

Biển quảng cáo ủng hộ bà Kamala Harris ở quê ngoại, bang Tamin Nadu, Ấn Độ (Ảnh: AP)

Biển quảng cáo ủng hộ bà Kamala Harris ở quê ngoại, bang Tamin Nadu, Ấn Độ (Ảnh: AP)

Bà Kamala Harris cũng nhận được sự ủng hộ từ những người đồng hương của bà. Sau khi cha mẹ cô ly hôn, Kamala Harris được bà mẹ người Ấn Độ nuôi dưỡng và hầu như hàng năm Kamala Harris đều trở về Ấn Độ. Một ngôi làng ở bang Tamil Nadu là quê hương của ông ngoại bà. Ngày cử tri bên Mỹ đi bỏ phiếu, các dân làng đã đến một ngôi đền thờ Hindu để dự lễ và cầu nguyện cho Kamala Harris. Họ đổ sữa bò và mật ong lên các vị thần Hindu và cầu cho bà Kamala Harris may mắn.