Bầu cử Mỹ: Điều gì xảy ra nếu không có ai chiến thắng rõ ràng?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Do nhiều người chọn bỏ phiếu qua đường bưu điện và mâu thuẫn hai phe ngày càng sâu rộng, nên cuộc bầu cử tổng thống lần này có thể mất nhiều thời gian hơn những lần trước để xác định ai người chiến thắng cuối cùng.

Ai sẽ trở thành ông chủ Nhà Trắng sau ngày 3/11 hiện vẫn còn là điều chưa rõ ràng (Ảnh: Dwnews).
Ai sẽ trở thành ông chủ Nhà Trắng sau ngày 3/11 hiện vẫn còn là điều chưa rõ ràng (Ảnh: Dwnews).

Trang Deutsche Welle (Tiếng nói nước Đức) đã phân tích các tình huống khác nhau có thể xảy ra sau ngày bỏ phiếu trong bài viết nhan đề: “Bầu cử ở Mỹ: Sẽ xảy ra tình hình ra sao nếu không có ai chiến thắng rõ ràng?” đăng ngày 2/11.

Bài báo viết, kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thường được công bố ngay đêm ngày bầu cử, sau đó bên thua cuộc tuyên bố thất bại vào sáng sớm ngày hôm sau. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 năm nay, số lượng người tham gia bỏ phiếu qua bưu điện tăng cao kỷ lục trong lịch sử. Điều này sẽ khiến việc kiểm phiếu kéo dài vài ngày hoặc thậm chí vài tuần sau ngày 3/11.

Ngoài ra, một số chính trị gia của Đảng Cộng hòa đã liên tục nghi ngờ về độ tin cậy của các lá phiếu được gửi qua đường bưu điện. Tổng thống Trump trong nhiều trường hợp đã nói rõ rằng ông không có nghĩa vụ công nhận kết quả bầu cử. Tất cả những điều này có thể tạo cơ sở cho tình trạng hỗn loạn có thể xảy ra sau cuộc bầu cử.

Có tới 60 triệu cử tri Mỹ chọn cách bỏ biếu bầu qua đường bưu điện, gây chậm trể cho việc kiểm phiếu (Ảnh: Deutsche Welle).

Có tới 60 triệu cử tri Mỹ chọn cách bỏ biếu bầu qua đường bưu điện, gây chậm trể cho việc kiểm phiếu (Ảnh: Deutsche Welle).

Bầu cử qua bưu điện sẽ làm chậm quá trình kiểm phiếu

Theo báo cáo, tính đến nay, đã có hơn 60 triệu người Mỹ bỏ phiếu qua gửi thư. Dự kiến, tỷ lệ tham gia bầu cử năm nay sẽ cao nhất kể từ năm 1908.

Ở các bang như Colorado, Oregon, Washington, Utah và Hawaii, bỏ phiếu qua bưu điện sẽ không phải là vấn đề, vì cử tri địa phương và các quan chức bầu cử từ lâu đã quen với hình thức bỏ phiếu này. Ở các bang khác được giới thiệu thủ tục để bỏ phiếu qua bưu điện vào tháng 3 năm nay, quá trình kiểm phiếu có thể bị chậm một hoặc vài ngày. Nhất là ở những bang chỉ bỏ phiếu qua bưu điện vào ngày bầu cử 3/11, chẳng hạn như Wisconsin và Pennsylvania, nơi hai phe cạnh tranh kịch liệt nhất, toàn bộ quá trình kiểm phiếu sẽ kéo dài càng lâu hơn.

Trong giai đoạn bầu cử sơ bộ sau ngày 17/3, một phân tích của tờ Washington Post cho thấy trung bình mỗi bang sẽ cần 4 ngày mới có thể công bố kết quả kiểm phiếu cơ bản.

Ông Edie Goldenberg, giáo sư về Chính trị và chính sách công tại Đại học Michigan, nói: “Điều tôi muốn nói là các nhà quản lý và điều hành bầu cử ở đất nước này rất, rất tận tâm. Họ rất nỗ lực, chăm chỉ; vì vậy, tôi nghĩ rằng nhiều vấn đề chúng tôi gặp phải trong giai đoạn bầu cử sơ bộ nay đã được giải quyết”.

Trong cuộc tổng tuyển cử ngày 3/11, các bang sẽ xử lý số phiếu bầu nhiều hơn cuộc bầu cử sơ bộ. Một số bang, bao gồm các bang quan trọng như Pennsylvania và North Carolina, đã kéo dài thời hạn chấp nhận các lá phiếu gửi qua bưu điện được đóng dấu vào ngày bầu cử.

Số vụ kiện cáo trong quá trình tranh cử lần này nhiều chưa từng thấy (Ảnh: Deutsche Welle).

Số vụ kiện cáo trong quá trình tranh cử lần này nhiều chưa từng thấy (Ảnh: Deutsche Welle).

Ngay cả đối với các bang yêu cầu gửi phiếu bầu tới trước ngày bầu cử 3/11, việc kiểm phiếu sau bầu cử có thể tiếp tục kéo dài đến một tuần, như đã xảy ra ở bang Arizona vào năm 2016. Một số bang liên bang, hạn chót để chấp nhận bỏ phiếu qua thư là ngày 23/11, với điều kiện dấu bưu điện chứng minh rằng lá phiếu đã được gửi qua đường bưu điện trước ngày 3/11. Giáo sư Edie Goldenberg nói: “Rất khó để đưa ra dự đoán vào lúc này. Một số bang đang làm rất tốt. Ngay trong đêm bầu cử, họ có thể nắm bắt rõ ràng tình hình bỏ phiếu. Nhưng cũng có rất nhiều bang tình hình không lạc quan lắm".

Độ tin cậy của phiếu bầu qua bưu điện gây nghi ngờ

Trong chiến dịch tranh cử năm nay, Tổng thống Trump và một số thành viên Đảng Cộng hòa đã đặt câu hỏi về độ tin cậy của việc bỏ phiếu qua bưu điện. Tuy nhiên, một phân tích được New York Times đưa ra cho thấy bỏ phiếu qua thư cũng giống như bỏ phiếu thông thường, xảy ra gian lận là điều rất hiếm.

Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Ken Cuccinelli nói với Deutsche Welle rằng, tổng thống “rất lo ngại về việc một số bang gửi trực tiếp lá phiếu cho tất cả các cử tri đã đăng ký”.

Phương thức bỏ phiếu qua bưu điện không mang lại lợi thế cho bên nào. Ông Gordonberg nói rằng kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy tỷ lệ cử tri Đảng Cộng hòa sử dụng hình thức bỏ phiếu qua bưu điện có thể cao hơn. Tuy nhiên, các bản tin mới nhất cho thấy số cử tri Đảng Cộng hòa ủng hộ việc bỏ phiếu qua bưu điện chỉ bằng một nửa số cử tri Đảng Dân chủ. Trong số cử tri Mỹ dự định đi bầu, 60% dự định đến điểm bầu cử bỏ phiếu trực tiếp (80% cử tri Đảng Cộng hòa và 40% cử tri Dân chủ), trong khi 40% chọn cách tham gia bầu cử qua đường bưu điện.

Ông Joe Biden đang dẫn điểm trong các cuộc thăm dò, nhưng người ta vẫn hoài nghi tái diễn kết cục đảo ngược như cuộc bầu cử 2016 (Ảnh: Dwnews).

Ông Joe Biden đang dẫn điểm trong các cuộc thăm dò, nhưng người ta vẫn hoài nghi tái diễn kết cục đảo ngược như cuộc bầu cử 2016 (Ảnh: Dwnews).

Dựa trên sự khác biệt về phương thức bỏ phiếu giữa cử tri của hai đảng, kết quả kiểm phiếu trực tiếp được công bố đầu tiên có thể có lợi cho Đảng Cộng hòa, trong khi kết quả bỏ phiếu qua bưu điện được công bố sau đó có thể có lợi hơn cho Đảng Dân chủ.

Một cuộc bầu cử tổng thống đầy kiện cáo

Đến nay đã có hơn 400 vụ kiện được kích hoạt trong cuộc bầu cử và cả hai ban vận động tranh cử đều đã thành lập các nhóm pháp lý tương ứng. Theo Bruce Ackerman, một chuyên gia về hiến pháp tại Học viện Pháp lý Yale, hầu hết các vụ kiện cáo khởi xướng bởi quá trình bầu cử cuối cùng sẽ do tòa án của các bang phán xử.

Ackerman và một số chuyên gia pháp lý khác đều cho rằng mặc dù Tổng thống Trump đã bày tỏ quan điểm khác, nhưng tình huống Tòa án Tối cao đưa ra phán quyết cuối cùng về kết quả bầu cử tổng thống, như năm 2000, khó có thể xảy ra một lần nữa.

Ông Ackerman nói với Deutsche Welle: “Vụ kiện của ông G.Bush chống lại All Gore thực ra là chống lại Tòa án Tối cao. Chuyện này từng có tiền lệ và gây chấn động toàn bộ giới pháp luật”. Ông nói, năm nay khả năng Quốc hội sẽ xác định khả năng một người trúng cử tổng thống cao hơn.

Nếu thua cuộc, liệu ông Donald Trump có chuyển giao quyền lực hòa bình hay không vẫn là tiêu điểm được quan tâm (Ảnh: Deutsche Welle).

Nếu thua cuộc, liệu ông Donald Trump có chuyển giao quyền lực hòa bình hay không vẫn là tiêu điểm được quan tâm (Ảnh: Deutsche Welle).

Vấn đề hiến pháp

Nếu cuộc bầu cử cho kết quả ngang nhau hoặc kết quả cuộc bầu cử ở cấp tiểu bang gây ra tranh chấp pháp lý, khiến không một ứng cử viên nào đạt được đa số; theo quy định của Hiến pháp Mỹ, Hạ nghị viện mới được bầu sẽ xác định ai làm tổng thống vào ngày 6/1. Lần cuối cùng điều này xảy ra ở Mỹ là vào thế kỷ XIX.

Điều có thể làm vấn đề trở nên phức tạp hơn nữa là nếu một bang nào đó không thể xác định đại cử tri của mình trước ngày 8/12 do các lý do như tranh chấp pháp lý, thì Quốc hội có quyền bác bỏ kết quả bầu cử của tiểu bang đó.

Nếu đến ngày nhậm chức của tổng thống mới vào ngày 20/1 mà không xác định được người trúng cử tổng thống, thì quyền tổng thống sẽ được chọn dựa trên thứ tự kế vị của tổng thống Mỹ. Người này có thể là Phó tổng thống được bầu hoặc Người phát ngôn của Nhà Trắng, tùy thuộc vào việc Thượng viện có xác định được vị Phó tổng thống trước ngày 20/1 hay không.

Chấp nhận kết quả kiểm phiếu

Một khả năng khác là nếu Trump thua cuộc bầu cử, ông có thể từ chối chấp nhận kết quả bầu cử. Sau khi ông Trump đưa ra phát biểu “Hãy đi và chờ xem!”, vào tháng 9 năm nay, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua một nghị quyết để đảm bảo chuyển giao quyền lực một cách hòa bình.

Mặc dù cuộc bầu cử năm nay đang rất phức tạp, tuy vậy, nhiều nhà quan sát bầu cử vẫn cho rằng kết quả bầu cử năm nay sẽ rất rõ ràng, vì vậy những phức tạp nêu trên sẽ không xảy ra.

Ông Gordonberg nói: “Nhìn chung, tôi lạc quan về tiến trình bầu cử năm nay vì cuộc bầu cử đã nhận được sự quan tâm rất lớn”.