Liệu có vô đạo đức khi các nhà sản xuất vắc xin điều trị Corona bỏ qua bước thử nghiệm trên chuột mà thử nghiệm ngay với người?

VietTimes -- Khi mà dịch bệnh do COVID-19 đang bùng phát trên khắp thế giới thì việc tìm ra loại vắc-xin chữa Corona đang là vô cùng cấp thiết.
VIệc thí nghiệm trước trên chuột là một công đoạn quan trọng khi tạo ra một loại vắc xin mới (Ảnh: .livescience)
VIệc thí nghiệm trước trên chuột là một công đoạn quan trọng khi tạo ra một loại vắc xin mới (Ảnh: .livescience)

Một thử nghiệm lâm sàng đối với vắc-xin chữa Corona đang được chuẩn bị tại Seattle. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu thực hiện thử nghiệm này sẽ không thử trước trên động vật. Họ đang ứng tuyển những người có đủ điều kiện để thử nghiệm vắc xin trên chính những người đó.

"Thông thường, việc phát triển một loại vắc-xin có thể mất từ 15 đến 20 năm.", Mark Feinberg, Chủ tịch và CEO của International AIDS Vaccine Initiative cho biết. Quá trình này đòi hỏi các nhà khoa học trước tiên phải tiêm vắc-xin thử nghiệm trên động vật để xem liệu nó có thực sự an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa dịch bệnh hay không. Chỉ sau khi các thử nghiệm này thành công trên động vật thì nó mới được áp dụng phổ biến rộng rãi cho con người.

Feinberg chia sẻ :"Khi bạn muốn có vắc xin trong khoảng một năm và một năm rưỡi, thì chúng ta phải có cách tiếp cận mới".

Trong bối cảnh này, những cách tiếp cận mới bao gồm việc bỏ qua một số thử nghiệm trên động vật. Mặc dù vậy, các nhà khoa học tại Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia đã tiêm thử nghiệm loại vắc xin này lên chuột. Kết quả cho thấy phản ứng miễn dịch trên những con chuột này giống với những chon chuột được tiêm vắc-xin thử nghiệm cho MERS-CoV, một loại virus có liên quan đến loại virus Corona lần này.

Chia sẻ với Start News, Karen Maschke, một học giả về đạo đức sinh học tại Trung tâm Hasting và biên tập viên của tạp chí Ethics & Human Reasearch cho biết :"Nếu những thí nghiệm trên động vật không có tác dụng thì những nhà khoa học tiến hành thí nghiệm lâm sàng trên người nên nghĩ đến chuyện ngừng thử nghiệm này lại. Các nghiên cứu trên động vật cũng không chính xác hoàn toàn khi áp dụng với con người".

Loại vắc xin mới lần này được phát triển bởi công ty công nghệ sinh học Moderna Therapeutics. Các nhà nghiên cứu của Moderna đã sử dụng một kỹ thuật mới để tạo ra RNA (mRNA), tương tự như mRNA được tìm thấy trong SARS-CoV-2. Về lý thuyết, mRNA nhân tạo sẽ hoạt động như một chất xúc tác thúc đẩy các tế bào của con người tạo ra một loại protein được tìm thấy trên bề mặt của virus. Trên lý thuyết, protein sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch bảo vệ trên con người. Moderna chưa từng thử nghiệm công nghệ này trước đây, công ty vẫn chưa đưa loại vắc-xin này ra thị trường.

Nếu như những nghiên cứu thành công thì loại vắc xin này sẽ được hoàn thành vào tháng 6 này. Tuy nhiên, Phó giáo sư Holly Fernandes Lynch đang làm việc tại trường đại học Pennsylvania chia sẻ :"Chúng ta không nên quá ảo tưởng vào việc bỏ qua các bước có thể giúp chúng ta có vắc xin điều trị Corona vào tuần sau hoặc tháng sau".

Nếu không thử nghiệm trên động vật, những thử nghiệm trên người có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Nguồn: Live Science