Lệnh trừng phạt của Mỹ dưới góc nhìn người Nga: trò nhảm nhí!

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Mỹ và các nước phương Tây tiếp tục áp lệnh trừng phạt Nga (lần thứ 3). Người Nga thờ ơ với lệnh trừng phạt này và coi là thứ nhảm nhí!
Nhà Trắng cho biết quyết định của Tổng thống Biden "gửi đi một tín hiệu rằng nước Mỹ sẽ áp đặt các phí tổn một cách chiến lược và tác động kinh tế lên Nga nếu nước này tiếp tục hoặc leo thang hành động gây bất ổn quốc tế".
Nhà Trắng cho biết quyết định của Tổng thống Biden "gửi đi một tín hiệu rằng nước Mỹ sẽ áp đặt các phí tổn một cách chiến lược và tác động kinh tế lên Nga nếu nước này tiếp tục hoặc leo thang hành động gây bất ổn quốc tế".

Nga bắt đầu hứng chịu làn sóng trừng phạt tiếp theo của Mỹ. Cùng tham gia với Mỹ còn có Canada, EU, Vương quốc Anh và hàng loạt các quốc gia khác.

Song, cần hiểu rằng, ngoài Mỹ và Ukraine là người khởi xướng những lệnh trừng phạt này, những nước còn lại chỉ ủng hộ họ và không phải lúc nào cũng tự nguyện.

Hình thức trừng phạt chủ yếu chống Nga - đó là hạn chế quan hệ kinh tế với các công ty hay một ngành. Ở giai đoạn thứ nhất, luận điệu của Mỹ cho rằng trừng phạt không nhằm chống lại người dân Nga, mà chỉ nhằm vào những người được cho là thủ phạm gây căng thẳng ở Ukraine. Song, rất nhanh chóng qui mô của các lệnh trừng phạt đã đến mức độ mà mỗi công dân Nga đều tự cảm nhận được hậu quả của nó.

Làn sóng thứ ba chưa phải là cuối cùng

Gói trừng phạt đầu tiên liên quan đến cuộc nội chiến ở Ukraine, việc sáp nhập Crimea và sự xuất hiện của hai nước cộng hoà không được công nhận ở Đông Nam nước này. Nga bị cho là thủ phạm chính trong việc gây mất ổn định ở quốc gia anh em trước đây và mùa hè năm 2014 đã phải chịu các lệnh trừng phạt, mà sau đó chúng còn được bổ sung một cách tương đối "hào phóng".

Làn sóng trừng phạt thứ hai được thực hiện trong tháng 8/2018. Nga bị cáo buộc đầu độc cựu nhân viên GRU (Tổng cục tình báo quốc gia) Sergei Skripal đang sống ở Anh và cô con gái Yulia tới đó thăm cha.

Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov cho rằng mọi động thái trừng phạt của Mỹ đều sẽ đẩy 2 nước ra xa mục tiêu bình thường hóa quan hệ trong khi việc thoát khỏi vòng xoáy hủy hoại các mối quan hệ song phương trở nên đặc biệt khó khăn.
Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov cho rằng mọi động thái trừng phạt của Mỹ đều sẽ đẩy 2 nước ra xa mục tiêu bình thường hóa quan hệ trong khi việc thoát khỏi vòng xoáy hủy hoại các mối quan hệ song phương trở nên đặc biệt khó khăn.

Ở đây, Mỹ hành động trong phạm vi đạo luật kiểm soát phổ biến vũ khí hoá học và sinh học từ năm 1991 của mình, nhưng lại nửa vời. Khi đưa ra gói trừng phạt thứ nhất, giai đoạn hạn chế biểu trưng, cho đến giờ họ vẫn chưa đưa thêm điều khoản “nghiệt ngã” hay “địa ngục” được ấn định theo đạo luật đó. Gói thứ hai cấm hoàn toàn việc kinh doanh thương mại, các chuyến bay vận tải hàng không, đóng băng quan hệ ngoại giao. Có thể, chính quyền Joe Biden sẽ biến mối đe doạ này thành hành động.

Và làn sóng thứ ba liên quan đến vụ đầu độc lạ lùng chính trị gia đối lập Alexei Navalny và Nga cũng bị phương Tây buộc tội. Những lệnh trừng phạt này chỉ mới được phê chuẩn trong tháng 3/2021 và một số điểm trong đó vẫn chưa có hiệu lực. Làn sóng thứ ba này có “ba đỉnh” cơ bản:

Thứ nhất, cấm cung cấp hàng hoá liên quan đến an ninh dân tộc cho Nga.

Thứ hai, chấm dứt hiệu lực một số lượng lớn giấy phép bảo dưỡng trang thiết bị được đưa đến Nga và cấm sử dụng các công nghệ và đảm bảo phần mềm.

Thứ ba, liệt Nga vào danh sách các nước bị cấm buôn bán vũ khí (cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu).

Có lẽ, điều đó không ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân thường: Ít người trong chúng ta xuất khẩu vũ khí hay kiểm duyệt việc sử dụng công nghệ. Tuy nhiên, chẳng hạn, ông chủ của dịch vụ video Zoom nổi tiếng ngay lập tức từ chối hợp tác với tất cả các pháp nhân của Nga có liên quan đến nhà nước - bao gồm các trường đại học quốc gia tích cực sử dụng Zoom trong giai đoạn hạn chế nghiêm ngặt do đại dịch COVID-19. Các sinh viên Nga buộc phải chuyển sang các nền tảng khác.

Làn sóng từ chối hợp tác với các công ty nhà nước hay các doanh nghiệp rơi vào danh sách bị trừng phạt đầu tiên lan ra khắp nước Nga. Đối với một người bình thường thì việc người cung cấp máy công cụ nào đó từ chối bảo dưỡng chúng, còn các cơ sở lưu giữ các công trình khoa học đóng cửa đối với viện nghiên cứu nào đó là không quan trọng, nhưng hậu quả của việc chấm dứt hợp tác như vậy có thể rất khó chịu. Nền khoa học rất lâu mới được phục hồi, các công nghệ được khai thác cũng không phải trong giây lát.

Như vậy, hậu quả của các lệnh trừng phạt đó có thể là hạ thấp tổng sản phẩm quốc nội của Nga, thu nhập từ thuế giảm, tiêu tốn chi phí xã hội từ ngân sách. Tất cả điều đó liên quan đến làn sóng thứ nhất, nhưng nước Nga đã khắc phục rất tốt. Mặc dù có chịu tác động, mọi thu nhập thực tế giảm sút trong một số năm, nhưng chúng ta chưa thấy "ngày tận thế" nào trong nước Nga cả.

Với vũ khí, phát bắn của họ nhìn chung đã trượt đích. Trước gói trừng phạt mới này Nga đã buôn bán vũ khí với các nước không quá bận tâm tới các hạn chế của Mỹ, các nước khác đã và sẽ sử dụng sơ đồ đi đường vòng.

Do Nga không thực hiện đòi hỏi nào của các đối tác đáng kính bên kia bờ đại dương, nên theo logic có thể cho rằng làn sóng thứ ba không phải là làn sóng cuối cùng. Hơn nữa, chính quyền Mỹ hiện tại được đánh giá là năng lực hạn chế, khó có khả năng lường trước được hậu quả do các quyết định của họ.

Chiêu bài ngân hàng

Đáng sợ nhất trong các đòn trừng phạt là có thể ngắt hoàn toàn hệ thống ngân hàng hay chỉ các ngân hàng nhà nước (mà phần lớn các giao dịch đều phải qua chúng) khỏi SWIFT (Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu), khỏi hệ thống thanh toán qua ngân hàng quốc tế. Mỗi lần thanh toán bằng thẻ hay qua ứng dụng của ngân hàng, người dùng đều sử dụng SWIFT. Và mỗi lần sử dụng hệ thống này - thường là hãng Visa hay MasterCard - người dùng sẽ chịu một khoản phí nhỏ (trung bình 0,5 -2%).

Nga, cần phải nói, là đất nước có mức phổ biến công nghệ số rất cao, phần thanh toán không tiền mặt ở Nga cao hơn ở phần lớn các nước châu Âu, vì vậy các tập đoàn quốc tế không muốn từ bỏ món tiền đồ sộ như thế. Và ở đại bản doanh của SWIFT nằm tại Bỉ người ta nhấn mạnh, rằng họ không nằm trong thẩm quyền xét xử của Mỹ.

Bộ Ngoại giao Nga thông báo triệu hồi Đại sứ nước này tại Washington Anatoly Antonov.
Bộ Ngoại giao Nga thông báo triệu hồi Đại sứ nước này tại Washington Anatoly Antonov.

Nhưng sẽ ra sao nếu cuối cùng họ cũng phải ngắt kết nối? Người đứng đầu “Sbera” German Greph nói rằng trong trường hợp này chiến tranh lạnh sẽ lộ diện ngay. Từ năm 2015 mọi thanh toán bên trong nước Nga đều qua hệ thống thanh toán thẻ quốc gia. Còn việc chuyển tiền xuyên biên giới trong khoảng thời gian này hầu như không thể. Và vì điều đó, tổn thất của doanh nghiệp - trong đó hoàn toàn không chỉ có riêng ngân hàng - sẽ rất lớn. Các chiến dịch xuất nhập khẩu bị dừng lại, tỷ giá đồng rúp giảm, phần trăm tín dụng và giá cả hàng nhập khẩu tăng, phát sinh sự thiếu hụt.

Tuy nhiên, vì không nước nào muốn cắt đứt quan hệ kinh tế với Nga (ngoài Mỹ) nên tình hình có thể sớm trở lại bình thường. Trong các thanh toán quốc tế, Nga cũng chuyển sang sử dụng hệ thống UnionPay của Trung Quốc.

Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn quan ngại rằng: nếu Mỹ nghiêm túc gây áp lực lên Bỉ và nước này ngắt SWIFT, chỉ hai ngày sau họ sẽ thấy “đồng đô la 100” khét tiếng. Việc điều chỉnh sẽ không sớm hơn một tháng, nếu sự kiện diễn ra theo kịch bản có lợi cho Nga.

Về Trung Quốc

Tuy nhiên, cần hiểu rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ đang đặt dấu ấn lên giao dịch thương mại của Nga với Trung Quốc. Chẳng hạn, dựa vào chế độ trừng phạt, các ngân hàng Trung Quốc thường phá ngầm công việc của các công ty Nga. Cụ thể là việc thường xuyên chậm trễ chuyển tiền của Nga và phong toả chúng theo thời kỳ.

Theo tính toán, Trung Quốc nói chung không cần tiền của nước Nga bởi họ có rất nhiều tiền. Thứ mà người láng giềng phương Đông này cần chính là đất đai của Nga, và khi nước Nga càng yếu thì việc ra điều kiện với Moscow về vấn đề lãnh thổ càng thuận lợi hơn. Nhưng hiện tại, Trung Quốc không muốn vội vã bởi quan hệ với Nga vẫn mang lại lợi ích rõ ràng - một nước đồng minh để đối trọng vị thế kinh tế với Mỹ.

Cạnh tranh không trung thực

Chiến tranh kinh tế trực tiếp giữa Nga và Mỹ, giống như cuộc thương chiến mà Mỹ tiến hành với Trung Quốc, là điều không thể. Đánh thuế cao hàng hoá của nhau khi khối lượng thương mại gần bằng con số 0 là điều vô nghĩa. Tuy nhiên, Nga và Mỹ cạnh tranh nhau rất dữ dội trên thị trường các nước thứ ba, chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng, vũ khí và chinh phục vũ trụ.

Phần trừng phạt quan trọng là cản trở các dự án ngoài biên giới của Nga, trong đó có sự trùng hợp lạ lùng - việc thực hiện các dự án đó sẽ làm giảm lợi nhuận của các công ty Mỹ. Washington sẽ chẳng thèm đoái hoài đến dự án “Dòng chảy phương Bắc-2” nếu như họ không cố bán khí thiên nhiên giá rẻ của mình cho châu Âu. Bơm khí qua đường ống rẻ hơn nhiều so với việc hạ giá và đưa qua biển. Cũng dễ hiểu, với tính cách tiết kiệm, người châu Âu sẽ ủng hộ phương án của Nga. Điều này khiến Mỹ rất chú ý đến dự án đường ống dẫn dầu này.

Đối với người dân Nga, “Dòng chảy phương Bắc-2” giúp họ tăng lợi nhuận của “Gazprom”, tăng tiền thuế mà tập đoàn phải nộp vào ngân sách, và lợi tức cổ phần mà người sở hữu có hơn 50% được hưởng, chính là Liên bang Nga. Ngân sách càng lớn, các dự án xã hội càng lớn và chi trả trực tiếp cũng càng lớn. Tuy nhiên, trong tương lai lâu dài, "sợi chỉ" dẫn khí mới chưa chắc đã tải đầy hoàn toàn vì châu Âu đang tích cực thử nghiệm năng lượng “xanh”, và những thành quả nghiêm túc trên con đường này là tất yếu.

Chế độ trừng phạt cũng cản trở hoạt động của “Rosnephti” ở Venezuela, nhưng ở đây nó động chạm đến Venezuela hơn là Nga. Hàng trăm dự án nhỏ hơn - mang lại cả nghìn tỉ rúp cho tổng sản phẩm quốc nội hàng năm, cùng với chúng, tăng mức sống ở Nga - bị đóng băng.

Sau khi Nhà Trắng công bố các biện pháp trừng phạt, Bộ Ngoại giao Nga cho biết một phản ứng đáp trả là "không thể tránh khỏi."
Sau khi Nhà Trắng công bố các biện pháp trừng phạt, Bộ Ngoại giao Nga cho biết một phản ứng đáp trả là "không thể tránh khỏi."

Mạng xã hội và messenger

Còn một thành tố tương đối thú vị của cuộc chiến trừng phạt là hàng loạt dịch vụ nổi tiếng của Mỹ như Twitter, Facebook, YouTube, Instagram có thể chấm dứt hoạt động ở Nga. Điều hài hước là do chính phủ hai nước đạt được điều đó, nhưng chính các hãng và người sử dụng của chúng lại phản đối. Mỹ buộc các hãng đã đăng ký ở chỗ họ loại bỏ những nội dung bất lợi cho Mỹ (chẳng hạn, YouTube đã khoá tài khoản của các kênh truyền hình nổi tiếng “Tsargrad” và “Russia Today”). Đến lượt mình, Nga đã đề nghị khoá những trang quảng bá quan hệ tình dục phi truyền thống.

Mạng xã hội ở giữa hai lò lửa đang cố giúp bên này hay bên kia, tuy nhiên, không quên nhiệm vụ chủ yếu của những chủ sở hữu của mình là tuyên truyền khắp thế giới các giá trị của phương Tây. Không ngạc nhiên khi người sáng lập Tsargrad, nhà bảo thủ Conxtantin Malopheev liên hệ thẳng thắn việc khoá kênh với việc khởi động dự án “Hãy để chúng tôi yên” dành cho các vấn đề gia đình. Có thể cho rằng trong tương lai hoạt động của các dịch vụ này ở Nga sẽ bị hạn chế, trong đó không vô lý như đã xảy ra với messenger của Telegram. Còn ở mức độ tương đối nghiêm trọng- khi sử dụng kinh nghiệm nổi tiếng của Trung Quốc.

Du lịch

Chế độ trừng phạt của Mỹ được thể hiện trong hoạt động du lịch và thương mại của công dân Nga- thậm chí việc cấp thị thực “Shengen” trở nên nghiêm ngặt hơn, còn nhận viza Mỹ hiện nay gần như lập được chiến công (và không chỉ vì đại dịch). Số phận các công dân từ các nước “bị nghi ngờ” là như vậy. Những người cần hay đơn giản là muốn (nếu có khả năng) đi lại đang cố gắng kín đáo mua hộ chiếu thứ hai tiện lợi hơn và đó là ngành kinh doanh quốc tế riêng biệt.

Còn ngành du lịch nhập cảnh vào Nga, trái lại, lại hoàn toàn phát triển sau khi gỡ bỏ hạn chế do dịch. Bây giờ đất nước- như 60 năm trước, đang có danh tiếng điểm tựa chống giả thuyết chủ nghĩa toàn cầu của Mỹ- không còn là tả khuynh, mà là bảo thủ. Đối với những người chỉ trích phí tổn của mô hình tự do (sự thống trị của di cư, đa giới tính, kiểm duyệt gắt gao) thì Nga là biểu tượng hy vọng vào tương lai bình thường nào đó, là “thánh địa Mekka” của chủ nghĩa bảo thủ ôn hoà, nơi rất thú vị khi được đến thăm. Thêm nữa, World Cup 2018 cho thấy người Nga dưới các lệnh trừng phạt của Mỹ vẫn là dân tộc cực kỳ hiếu khách.

Phản trừng phạt

Ngoài những trừng phạt của phương Tây, còn có những “đáp trả không cân xứng” của chúng ta. Chẳng ai muốn mình trở nên tức cười, nên Nga sẽ không cấm thế giới mua vũ khí của Mỹ, chẳng hạn. Khả năng của chúng ta khiêm tốn hơn một chút. Cú đòn nghiêm trọng nhất mà chúng ta mang đến mùa hè năm 2014, khi cấm nhập khẩu số lượng lớn sản phẩm ăn uống từ Mỹ, EU và các nước tham gia vào lệnh trừng phạt của họ.

Nhiều người cho đây là tự cầm dao chặt chân mình, và quả thật, tới mùa đông năm 2014-2015 giá cả ở các cửa hàng thực phẩm tăng vọt, mùa đông tiếp theo cũng không khá hơn. Nhưng tình hình dần trở lại bình thường (khai phá đất hoang để trồng trọt và chăn nuôi phát triển). Và chúng ta đã thấy sự phát triển thực sự của ngành nông nghiệp ở Nga. Cả các quốc gia không tham gia ủng hộ lệnh trừng phạt (chủ yếu ở Nam Mỹ) cũng được lợi.

Họ đã có được thị trường tiêu thụ mới. Cả Beloruss, “quốc gia nông nghiệp vĩ đại” cũng thế. “Hàng hoá bị trừng phạt” bán đại trà ở Nga dưới hình thức của Belorus. Chiến lược nhập khẩu thay thế ở các lĩnh vực khác không cho kết quả mỹ mãn, nhưng việc thay đổi nguyên tắc thu mua có lợi cho sản phẩm nội địa, có lợi cho nền sản xuất của Nga.

Tóm lại, Mỹ đã sử dụng phần lớn các phương tiện đã có trong tay họ để gây áp lực cho Nga. Nhiều thứ trong số đó đã kìm hãm sự phát triển của đất nước, giảm mức sống của người dân. Vào thời gian sau đó các lệnh trừng phạt đã được phản ánh tiêu cực trong nền kinh tế của châu Âu, có liên quan chặt chẽ truyền thống với Nga: các chủ trang trại mất thị trường tiêu thụ, ngành năng lượng bị ép mua nhiên liệu đắt đỏ thay cho loại rẻ hơn, hoạt động du lịch giảm sút so với trước đó. Nếu có một chút sáng tạo nhất định, Mỹ có thể còn o ép Nga thêm chút nữa, nhưng việc cấm các chuyến bay đúng lúc dịch Covid-19 cũng chẳng thay đổi được gì đặc biệt.

Duy nhất việc ngắt khỏi SWIFT là đòn hiệu quả. Vào thời gian đó, điều này sẽ dẫn tới tổn hại rõ rệt của các công ty tài chính Mỹ, còn nước Mỹ chi li tính toán đến giờ vẫn cố gắng trừng phạt Nga nhờ EU. Bởi vậy, cuộc chiến chủ yếu được triển khai ở mức độ hệ tư tưởng và tuyên truyền- ồn ào xung quanh mạng xã hội, sự ủng hộ đan xen của các phương tiện truyền thông đối lập, bóc trần, khiêu khích.

Người có lý trí hoàn toàn thờ ơ với các trò này.

Theo Tuyệt mật