Đòn đánh đã chứng minh thực tế Nga đã triển khai các tên lửa hành trình trên các tàu chiến cỡ nhỏ ở biển Caspian không có gì bí mật. Nga đã công khai việc triển khai này. Tuy nhiên, vấn đề không phải ở chỗ tên lửa Kalibr được triển khai bí mật hay không mà là các chiến hạm Buyan chỉ có trọng tải chưa đầy 1.000 tấn đầy tải.
Điều đó có nghĩa rằng chúng đủ nhỏ để hành hải và phóng các tên lửa hành trình từ các con sông của Nga như Volga, Sông Đông và nhiều nhánh sông khác nữa. Sông Volga và mạng lưới sông ngòi kết nối với vào hệ thống sông ở châu Âu,. Sông Moscow cũng là một phần hệ thống này. Còn sông Volga hướng về phía tây chảy vào Sông Đông qua kênh đào Volga-Sông Đông. Sông Đông lại trực tiếp đổ vào Biển Azov và hướng xa về phía bắc tới Tula. Sông Volga cũng đổ trực tiếp vào biển Caspian.
Tàu chiến lớp Buyan đóng ở biển Caspian chẳng khó khăn gì khi tiếp cận các hệ thống sông ngòi này, vốn được mở rộng rất nhiều thành một hệ thống kênh đào được xây dựng từ thời Liên Xô.
Sông Moscow cũng kết nối với hệ thống sông nói trên qua kênh Moscow, đây chính là lý do tại sao từ năm 1947 nó đã được mệnh danh là “cảng ngũ hải”: Biển Đen, Biển Caspian, Biển Bạch Hải, Biển Azoz và Biển Baltic. Trên thực tế, các tàu sông có thể tiến vào bất cứ vùng biển nào kể trên bằng cách sử dụng các kênh đào và các sông thuộc hệ thống này.
Tàu chiến Buyan có thể quá lớn để vào tất cả mọi nơi của hệ thống sông này. Tuy nhiên, các con sông của Nga như Volga và một số phụ lưu của nó như Oka, Sông Đông đều rất lớn theo tiêu chuẩn châu Âu và hoàn toàn khác về quy mô so với các sông ở phía tây như sông Danube và sông Rhine. Các kênh đào và sông do đó đủ lớn và các chiến hạm lớp Buyan đủ nhỏ để có thể hoạt động trên phần lớn các sông của hệ thống này mà không gặp khó khăn gì.
Vì thế việc lựa chọn triển khai các tàu hộ vệ lớp Buyan sẽ là một vấn đề lớn đối với phương Tây. Kể từ khi các tên lửa được phóng thẳng đứng và có thể thay đổi quỹ đạo bay nhiều lần (Kalibr đã 11 lần thay đổi hướng bay trước khi đánh trúng các mục tiêu tại Syria), các chiến hạm Nga không cần phải đối mặt với mục tiêu để phóng tên lửa. Chúng có thể phóng tên lửa thậm chí có thể từ các phần của hệ thống sông chật hẹp và hiện rất mạnh.
Do đó, Nga đã chứng tỏ khả năng phóng tên lửa hành trình từ bất cứ nơi nào trên lãnh thổ rộng lớn của mình, từ phần lớn khu vực lục địa Nga-Âu. Như công nghệ tên lửa đã chứng minh gần như toàn bộ châu Âu sẽ sớm nằm trọn trong tầm bắn của Kalibr.
Do chiến hạm Buyan rất linh hoạt, sẽ rất khó để Mỹ theo dõi và phát hiện được chúng. Với các nhà hoạch định chính sách Mỹ, vấn đề chỉ mới bắt đầu. Nga cũng đã công bố những hình ảnh cho thấy các tên lửa hành trình có thể được phóng từ các container tiêu chuẩn. Giới phân tích phương Tây lo ngại việc đó có nghĩa Nga có thể ngụy trang các tên lửa chống hạm trong các container bố trí dọc bờ biển.
Việc này hiện nay hoàn toàn có khả năng. Nếu Nga đã quyết định che giấu các tên lửa hành trình theo cách này, họ sẽ ngụy trang các tên lửa hành trình tầm xa. Các container được sử dụng để vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt, tàu biển và xà lan trên sông. Nên nhớ người Nga đã minh chứng khả năng phóng các tên lửa hành trình từ các chiến hạm cỡ nhỏ.
Các tên lửa trong trường hợp này có thể sẽ được di chuyển quanh các con sông và hệ thống kênh đào khiến các vệ tinh trinh sát khó lòng phân biệt các container chứa tên lửa trên xà lan được ngụy trang từ các xà lan chuyên chở hàng hóa dân dụng. Những xà lan thực tế sẽ được lắp đặt các thiết bị thông tin đặc biệt và các thiết bị do quân đội điều khiển.
Mỹ không thể theo dõi tất cả hàng ngàn xà lan chở container hàng ngày qua lại trên các con sông và kênh đào của Nga. Nếu như người Nga quyết định triển khai các tên lửa hành trình theo cách này, Mỹ sẽ nhanh chóng mất dấu chúng.
Mỹ cáo buộc Nga đang vi phạm Hiệp ước INFT. Trong khi Nga phản đối hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu mà lý do được Mỹ, NATO nêu ra là bảo vệ châu Âu khỏi nguy cơ tên lửa hạt nhân Iran. Tuy nhiên lý lẽ này khó đứng vững do đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran. Song Mỹ vẫn thúc đẩy hệ thống lá chắn tên lửa và không có dấu hiệu từ bỏ nó.
Tuy nhiên, hệ thống phòng thủ này hiện nằm gọn trong tầm tấn công của tên lửa hành trình Nga đang phát triển. Trớ trêu là lá chắn tên lửa nói trên không được thiết kế để đánh chặn tên lửa hành trình mà chỉ chống các tên lửa đạn đạo và không có khả năng chống tên lửa hành trình. Các hệ thống phòng không Patriot có thể được triển khai để bảo vệ, nhưng tên lửa hành trình là mục tiêu rất khó đánh chặn và giá thành của chúng lại rẻ hơn rất nhiều so với hệ thống Patriot. Nga hoàn toàn có khả năng sản xuất với số lượng đủ lớn để áp đảo hệ thống phòng thủ Mỹ.
Vì thế, các tên lửa hành trình tầm xa Klub/Kalibr mà Nga đã chứng minh có khả năng phóng từ các chiến hạm cỡ nhỏ thực sự là một yếu tố thay đổi cuộc chơi mang tính chiến lược, làm biến đổi nghiêm trọng sự cân bằng quân sự tại châu Âu.
Thực tế này hầu như chắc chắn dẫn tới áp lực trong chính giới quân sự Mỹ đòi phá bỏ Hiệp ước INFT, cho phép các tên lửa hành trình phóng từ mặt đất của Mỹ được triển khai tại châu Âu như để đối chọi Nga.
Tuy nhiên việc này còn gây ra nhiều vấn đề hơn nữa. Lần cuối Mỹ triển khai các tên lửa loại này tại châu Âu vào những năm 1980 đã làm dấy lên làn sóng phản đối tại Đức và Anh. NATO có thể lo ngại về động thái khiêu khích dẫn tới sự đáp trả của Nga. Nếu Mỹ cố triển khai tên lửa của mình sang Đông Âu, có thể sẽ đối mặt với nguy cơ nằm trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo chiến thuật tối tân Iskander của Nga phóng từ vùng lãnh thổ Kaliningrad, cũng như các tên lửa Kh-15 phóng từ máy bay ném bom chiến lược TU22M3 đóng trú tại bán đảo Crimea.
Các tên lửa mặt đất Mỹ triển khai ở châu Âu tại các địa điểm cố định, do đó dễ dàng bị Nga bắt bài. Mỹ bởi thế tự bày ra những mục tiêu ngon ăn cho Nga, trong khi lại không thể nắm bắt được các mục tiêu linh hoạt của đối thủ.
Giải pháp tốt nhất với Mỹ có thể là cố gắng ngăn Nga phổ biến các loại tên lửa hành trình đáng sợ này bằng cách đàm phán giới hạn chúng chỉ trong nước Nga. Tuy nhiên, Nga rõ ràng muốn có thứ gì đáng giá đổi lại. Rất có khả năng Nga sẽ yêu cầu Mỹ ngừng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu và làm sống lại cam kết của Mỹ về việc từ bỏ hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Theo QPAN