Hoa Kỳ đồng ý gia hạn cho các công ty làm ăn với Huawei

VietTimes -- Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng (OBM) đã thông báo với Quốc hội Hoa Kỳ rằng họ chấp thuận việc gia hạn thêm hai năm trước khi cấm các công ty Mỹ làm ăn với Huawei theo lệnh cấm vận của Hoa Kỳ. Lệnh cấm là một phần nằm trong luật quốc phòng được quốc hội Mỹ thông qua năm ngoái, hãng tin Reuters đưa tin.
Nhà Trắng cho biết sự chậm trễ này sẽ đảm bảo lệnh cấm được thực thi một cách hiệu quả mà vẫn không ảnh hưởng đến các mục tiêu an ninh của chính phủ. Ảnh: ET Telecom
Nhà Trắng cho biết sự chậm trễ này sẽ đảm bảo lệnh cấm được thực thi một cách hiệu quả mà vẫn không ảnh hưởng đến các mục tiêu an ninh của chính phủ. Ảnh: ET Telecom

“Thời gian gần đây, Quốc hội đã nêu rõ tầm quan trọng của việc thực thi luật trong vòng hai năm”, ông Russ, Giám đốc OBM cho biết trong một bức thư gửi Thượng nghị sĩ James Inhofe.

Vào tuần trước, OBM cũng cho biết họ cần thêm thời gian để thực thi lệnh cấm, theo đó, yêu cầu các nhà cung cấp và công ty hợp tác với Huawei phải hạn chế mua và sử dụng thiết bị Huawei.

Ảnh: The Indian Express
Việc gia hạn sẽ giúp các nhà thầu cũng như các công ty của Mỹ có thời gian để giải quyết những gián đoạn do tác động của lệnh cấm vận Huawei. Ảnh: The Indian Express

Lệnh cấm này là một phần trong nỗ lực thúc đẩy nhiều mặt của Mỹ nhằm chống lại Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. “Gã khổng lồ công nghệ” Trung Quốc bị Washington cáo buộc làm gián điệp cho chính phủ Bắc Kinh và vi phạm luật sở hữu trí tuệ.


Huawei đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc này rằng công ty không hề bị kiểm soát bởi chính phủ, quân đội hay bất cứ dịch vụ tình báo nào của Trung Quốc. Công ty đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ về những hạn chế với mình trong dự luật chính sách quốc phòng.

Luật quốc phòng, còn được biết đến là Đạo luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA), được Tổng thống Donald Trump ký hồi tháng 8/2018, trong đó cấm các cơ quan liên bang và nhà thầu Mỹ mua thiết bị và dịch vụ từ Huawei với lý do lo ngại vấn đề an ninh quốc gia. Lệnh cấm này dự kiến sẽ có hiệu lực trong năm 2019.

Theo Reuters