DxTalks mùa 2-Tập 12: AI là công nghệ dẫn dắt hoạt động chuyển đổi số

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Trí tuệ nhân tạo (AI) và đặc biệt là AI tạo sinh được đánh giá là công nghệ nền tảng dẫn dắt hoạt động chuyển đổi số trong các ngành, có khả năng tạo bước phát triển đột phá về năng lực sản xuất, cạnh tranh quốc gia. 

Các diễn giả tham dự DxTalks chủ đề "Các dấu mốc chuyển đổi số 2023 và Cơ hội cho 2024"
Các diễn giả tham dự DxTalks chủ đề "Các dấu mốc chuyển đổi số 2023 và Cơ hội cho 2024"

Trao đổi về vấn đề này trong chương trình DxTalks chủ đề "Các dấu mốc chuyển đổi số 2023 và Cơ hội cho 2024" có ông Albert Antoine - Giám đốc Điều hành và đồng sáng lập Avaiga (Singapore), chuyên gia cố vấn ngành khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo; ông Hoàng Việt Anh - Phó Tổng giám đốc FPT kiêm Chủ tịch Công ty TNHH FPT Digital; ông Lê Bảo Việt - Giám đốc hợp danh Bain & Company.

Mở đầu thảo luận, ông Lê Bảo Việt cho rằng AI hiện nay có thể được so sánh với Arpanet của năm 1969 - bước đà quan trọng cho sự ra đời của Internet 20 năm sau đó. Ông cho biết nhiều doanh nghiệp đã trực tiếp áp dụng công nghệ mới này vào hoạt động kinh doanh. Chính phủ cũng đưa ra một số ưu đãi về thuế để các công ty có thể đầu tư vào AI và công nghệ mới. Khai thác tốt sức mạnh AI, doanh nghiệp có thể nhanh chóng giải quyết những vấn đề, thách thức chuyển đổi số mà trước đây sức người chưa thực hiện được.

Video DxTalks chủ đề Các dấu mốc chuyển đổi số 2023 và Cơ hội cho 2024"

Generative AI, hay AI tạo sinh, là nguồn động lực mạnh mẽ cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Nó không chỉ tái tạo những thông tin sẵn có, mà còn tạo ra những nội dung mới độc đáo hơn, mới mẻ hơn. Ví dụ, trong lĩnh vực sản xuất: AI tạo sinh có thể được sử dụng để tự động hóa các quy trình sản xuất, chẳng hạn như lập kế hoạch sản xuất, thiết kế sản phẩm, kiểm soát chất lượng. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Trong lĩnh vực bán lẻ, AI tạo sinh có thể được sử dụng để tạo ra các mô hình dự báo nhu cầu khách hàng, tối ưu hóa danh mục sản phẩm, cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm. Điều này giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và thu hút khách hàng mới. Còn trong lĩnh vực dịch vụ, AI tạo sinh có thể được sử dụng để tạo ra các chatbot, trợ lý ảo để hỗ trợ khách hàng 24/7. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm khách hàng và giảm chi phí nhân sự. Còn rất nhiều những lĩnh vực khác mà chúng ta có thể ứng dụng AI tạo sinh, từ quản trị, nhân sự cho đến y tế, marketing…

Các chuyên gia đều đồng tình AI tạo sinh vừa là cơ hội rất lớn đồng thời cũng có thể là mối đe dọa. Một mặt, nó giúp tăng năng suất và thúc đẩy tự động hóa. Mặt khác, AI cũng gây lo ngại về tác động của chúng lên các điều khoản lao động, vấn đề vi phạm quyền riêng tư hay vi phạm đạo đức.

Ông Lê Bảo Việt cho rằng việc tăng tốc áp dụng AI phải đi kèm với các phương án phát triển bền vững. Cụ thể, doanh nghiệp áp dụng phải tính đến các phương án bảo mật dữ liệu, bảo vệ quyền riêng tư để có được hướng đi đúng đắn, ngăn kẻ xấu lợi dụng AI để tạo ra các nội dung giả mạo, lừa đảo ngày càng tinh vi hơn. Ông nhấn mạnh điều thiết yếu đối với Việt Nam bây giờ là cần cân bằng các nhu cầu giữa lợi ích của AI, nhu cầu bảo vệ con người và phân chia công bằng các cơ hội AI.

dxtalks-12-2-3669.jpg
Ông Lê Bảo Việt cho rằng việc tăng tốc áp dụng AI phải đi kèm với các phương án phát triển bền vững. Ảnh FPT Digital.

Ông Albert bổ sung, doanh nghiệp Việt Nam cũng nên có cái nhìn đúng đắn hơn về AI. Thứ nhất, cần coi AI là một công cụ để chuyển đổi số, thay vì là một xu hướng để chạy đua. Doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu và mục tiêu cụ thể khi ứng dụng AI tạo sinh, chỉ khi đó quyết định đầu tư mới đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Thứ hai, ông kêu gọi doanh nghiệp tập trung vào việc dự phòng và tạo ra thay đổi tích cực trước khi vấn đề xảy ra (proactive) thay vì chỉ phản ứng và giải quyết vấn đề sau khi nó đã xảy ra (reactive).

Theo ước tính và báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đã tăng từ 11,91% năm 2021 lên đạt 14,26% vào năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 14,96%. Báo cáo kinh tế số e-Conomy SEA do GoogleTemasek công bố tốc độ tăng trưởng kinh tế số Việt Nam năm 2022 là 28%, dẫn đầu trong các quốc gia Đông Nam Á.

Ông Hoàng Việt Anh chia sẻ 2024 được đánh giá là cột mốc đầu tư để 5 - 6 năm tới, Việt Nam có sẵn nền tảng phù hợp, nguồn nhân lực chất lượng trong công cuộc chuyển đổi số. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, AI tạo sinh sẽ ngày càng trở nên phổ biến và có tác động sâu sắc. Các doanh nghiệp Việt cần tiếp tục chuẩn bị tốt, sẵn sàng đầu tư và duy trì tinh thần sáng tạo liên tục không ngừng để có thể vượt qua khó khăn, phát triển, thành công hơn nữa trong tương lai.

DxTalks là chuỗi talkshow, quy tụ các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ những câu chuyện thực tế về chuyển đổi số từ các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế. Theo dõi toàn bộ các tập về chuyển đổi số tại đây.

Chuỗi DxTalks được thực hiện bởi FPT Digital, công ty tư vấn chuyển đổi số cho các tỉnh thành, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. FPT Digital hiện là đại diện duy nhất của Việt Nam được Gartner đưa vào danh sách toàn cầu trong hạng mục "Tư vấn Kiến trúc Doanh nghiệp hướng đến kết quả kinh doanh; đồng thời nhận đánh giá 5 sao từ khách hàng trên hệ thống Gartner Peer Insight. Công ty là đơn vị tư vấn đầu tiên tại Việt Nam đạt giải Vàng Globee Awards năm 2023 cho hạng mục Top Consulting Provider of The Year cùng hàng loạt giải thưởng như giải Asia - Pacific Stevie Awards cho Innovation in Digital Transformation, giải Sao Khuê cho dịch vụ Đào tạo Chuyển đổi số và dịch vụ Đánh giá mức độ trưởng thành số.

Để giúp các doanh nghiệp khi bước vào chuyển đổi số, FPT Digital đã phát triển bộ công cụ DxRank - đánh giá mức độ trưởng thành số, đăng ký miễn phí sử dụng DxRank tại đây.