Đức sắp đến bờ vực của “trạng thái báo động” về năng lượng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Các biện pháp ứng phó gây nhiều tranh cãi được chính phủ Đức áp dụng ngay trong lúc nguồn cung năng lượng bị gián đoạn.
Ảnh minh họa: AP
Ảnh minh họa: AP

Đức hiện đang chuẩn bị bước vào giai đoạn thứ hai trong kế hoạch khẩn cấp về khí đốt trong vòng 5 – 10 ngày tới, tờ Die Welt đưa tin, dẫn một số nguồn hiểu rõ sự việc này. Cái gọi là “giai đoạn báo động” được kích hoạt khi “có tình trạng gián đoạn nguồn cung khí đốt hoặc nhu cầu khí đốt đạt mức cao đặc biệt, dẫn tới suy giảm nguồn cung khí đốt, nhưng thị trường vẫn đủ khả năng để đối phó với sự gián đoạn hay nhu cầu tăng, mà không cần đưa ra các biện pháp phi thị trường”, theo kế hoạch 3 giai đoạn mà Bộ Kinh tế Đức đưa ra.

Hiệp hội Ngành công nghiệp Năng lượng và Nước liên bang Đức từ chối xác nhận hay bác bỏ thông tin cho rằng bước tiếp theo của kế hoạch này sắp được thực thi.

Cơ quan điều hành khí đốt Bundesnetzagentur mới đây đã vạch ra chi tiết về một hệ thống đấu giá sẽ được cho ra mắt trong vào tuần tới với mục đích giảm lượng tiêu thụ khí đốt của các nhà sản xuất. Cơ quan này đã thể hiện quan ngại rằng nguồn cung khí đốt hiện tại khó có thể đủ cho nước Đức vượt qua mùa Đông năm nay. Cùng lúc, Giám đốc điều hành của công ty năng lượng lớn nhất nước Đức, Markus Krebber, đưa ra viễn cảnh đáng sợ rằng “hiện không có kế hoạch nào... ở cấp độ châu Âu” để “tái phân bổ khí đốt nếu như chúng ta bị cắt hoàn toàn nguồn cung.”

Nếu được áp dụng, các biện pháp này cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chuyển một phần gánh nặng chi phí khí đốt sang cho người tiêu dùng. Mặc dù chưa rõ mức tăng giá sẽ cao đến mức nào, nhưng một nguồn tin cho hay một hộ gia đình 3 người có thể đối mặt với mức giá lên tới 2.000 euro.

Giá nhiên liệu đã tăng đột biến trong những tháng gần đây, sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, điều khiến EU áp hàng loạt lệnh trừng phạt khắc nghiệt với Moscow. Tuy nhiên, mặc dù các lệnh trừng phạt này nhằm trừng phạt kinh tế Moscow, nhưng chúng cũng gây tác dụng ngược, ảnh hưởng tới các hộ gia đình châu Âu. Kết quả một cuộc thăm dò gần đây cho thấy 1/6 người dân Đức phải giảm khẩu phần ăn để tiết kiệm chi tiêu.

“Đây là một cuộc khủng hoảng nhân tạo, gây ra bởi EU,” phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói trong hôm đầu tuần. “Chúng tôi có khí đốt, sẵn sàng phân phối, nhưng người châu Âu phải trả lại phần cứng và sửa chữa phần cứng theo đúng cam kết của họ.”

Nếu như giai đoạn cuối của kế hoạch khẩn cấp khí đốt của Đức được kích hoạt, nước này sẽ được đặt trong chế độ phân phối khí đốt. Điều này xảy ra khi “nhu cầu khí đốt tăng đến mức cực cao, do gián đoạn các nguồn cung và các biện pháp thị trường thích hợp được thực thi, nhưng nguồn cung khí đốt vẫn không đủ để đáp ứng phần nhu cầu còn lại, nên các biện pháp phi thị trường cần được áp dụng, đặc biệt là để đảm bảo nguồn cung khí đốt tới bộ phận khách hàng được bảo vệ,” Bộ Kinh tế đức thông báo.