>>> Thúc đẩy tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia: Rất cần hình thành hệ sinh thái chuyển đổi số
Chương trình giúp chia sẻ và tìm ra giải pháp cho những vấn đề và thách thức đang được đặt ra cho tiến trình chuyển đổi số, với trọng tâm xác lập định hướng đúng đắn cho tiến trình chuyển đổi số trước hết và cần thiết phải bắt đầu bằng việc kiến tạo các giải pháp hợp lý để chuyển đổi các tổ chức, không phải chỉ là đầu tư các dự án công nghệ thông tin.
Chương trình được chỉ đạo bởi Bộ Thông tin và Truyền thông; Hội Truyền thông số Việt Nam; được tổ chức và thực hiện bởi Trung tâm Thông tin Truyền thông Số Việt Nam (6TS); với sự phối hợp của Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI); Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS); Viện Phát triển Kinh tế Số (VIDE);Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức Truyền thông số (CRC); Trung tâm Bản quyền số (DCC); Đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh, thành trên cả nước; Đại diện các sở thuộc các lĩnh vực trọng điểm thuộc 63 tỉnh thành; Đại diện các tổ chức, hiệp hội liên quan đến hoạt động của chương trình. Chương trình được bảo trợ truyền thông và đồng hành bởi hơn 60 báo, tạp chí, đài trên cả nước.
Đối tượng tham gia Chương trình Thúc đẩy tiến trình Chuyển đổi số quốc gia bao gồm: Đơn vị, Doanh nghiệp thuộc 8 ngành trọng điểm trên cả nước. Mỗi ngành trọng điểm 01 đơn vị/ địa phương, gồm: Tài chính - Ngân hàng; Y tế; Giáo dục; Nông nghiệp; Giao thông - Logistics; Năng lượng; Tài nguyên - Môi trường; Sản xuất - Công nghiệp và một số lĩnh vực khác; Đơn vị - Cơ quan nhà nước: Tỉnh, thành phố, huyện, thị, cơ quan, có những sáng kiến, giải pháp và ứng dụng các nền tảng hiệu quả về quản lý, kinh tế xã hội góp phần “Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đối Số Quốc Gia”; Lãnh đạo tiêu biểu: Tôn vinh một số nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc đưa đơn vị mình trở thành đơn vị tiêu biểu “Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đối Số Quốc Gia”.
Chương trình bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đề cử, tham gia từ 28/02/2023 và kết thúc nhận hồ sơ vào 30/05/2023. Các địa phương, các đơn vị đăng ký, đề cử về BTC và hoàn thiện các thủ tục để BTC hỗ trợ chuẩn bị công tác thẩm định. Từ 15/03/2023 đến 30/06/2023, Ban thư ký sau khi tập hợp hệ thống đơn vị đề cử và chuyển hội đồng thẩm định Khảo sát, Thẩm định, Đánh giá, Kết luận, Kiến tạo giải pháp và Đề xuất (đào tạo, ứng dụng, nền tảng…).
Chương trình cũng đồng thời phối hợp tổ chức các diễn đàn và 08 chuyên đề về các lĩnh vực trọng điểm từ 1/5/2023 đến 30/8/2023. Tháng 9/2023, chương trình sẽ kết luận và công bố với sự kiện truyền hình trực tiếp Lễ Công bố và tôn vinh TOP 100 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tiêu biểu; Xuất bản báo cáo, kỷ yếu đơn vị tiêu biểu “Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đổi Số Quốc gia” lần thứ nhất; báo cáo và tổ chức diện kiến lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, Ủy ban chỉ đạo Chuyển đổi số Quốc Gia; đồng thời tiếp tục hỗ trợ đơn vị xây dựng các giải pháp chuyển đổi số quốc gia tối ưu, hiệu quả cho các đơn vị trong chương trình.
Thành viên của Hội đồng thẩm định bao gồm: Đại diện Ủy Ban Chuyển đổi Số Quốc gia; Đại diện Bộ Thông tin Truyền thông; Đại diện Ban Kinh tế Trung ương; Đại diện Bộ KH&CN; Đại diện Bộ Công thương; Trung tâm Thông tin Truyền thông Số Việt Nam (6TS); Viện Chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia (DTSI); Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS); Viện Phát triển Kinh tế Số (VIDE); Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức Truyền thông số (CRC); Trung tâm Bản quyền số (DCC) CLB Doanh nhân Kinh tế Số Việt Nam; Một số chuyên gia, nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực Chuyển đổi số.
Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ trực tiếp đánh giá hồ sơ, dịch vụ, đơn vị, tổ chức theo các bước: Nghiên cứu hồ sơ. Khảo sát/ phân tích/ đánh giá/ thẩm định; Thảo luận dân chủ; Kết luận; Công bố. Thư ký bình chọn có nhiệm vụ tập hợp hồ sơ các doanh nghiệp tham gia một cách khoa học và hệ thống để Hội đồng thẩm định lập hồ sơ trình Chủ tịch Hội đồng ra quyết định khen thưởng.
Điều kiện tham gia:
- Các đơn vị, doanh nghiệp thuộc 8 ngành trọng điểm trên cả nước, mỗi ngành trọng điểm. UBND tỉnh; các Sở; Hiệp hội đề cử một đơn vị tiêu biểu để làm điển hình của địa phương, các ngành sau: Tài chính-Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp, Giao thông - Logistics, Năng lượng, Tài nguyên - Môi trường, Sản xuất - Công nghiệp; Đơn vị, doanh nghiệp được tham gia chương trình thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước, kể cả các doanh nghiệp liên doanh 100% vốn nước ngoài.
Tiêu chí tham gia:
Đơn vị thuộc 1 trong 8 lĩnh vực trọng điểm được đại diện cơ quan tỉnh/ sở/ các tổ chức, hiệp hội đề cử; Có mong muốn được hỗ trợ để thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số tốt hơn nữa; Có chiến lược/ kế hoạch chuyển đổi số cụ thể, rõ ràng và hiệu quả; Có thể trở thành doanh nghiệp/ đơn vị điển hình trong lĩnh vực Chuyển đổi số (Quy mô, tiềm lực); Có sáng kiến, giải pháp điển hình về chuyển đổi số (nếu có).