Nhiều loại bệnh đường hô hấp bùng phát cùng lúc nhiều nơi
Các bệnh về đường hô hấp gần đây đã bùng phát tại nhiều nơi ở Trung Quốc, như cúm A, cúm B, COVID-19, mycoplasma pneumoniae (vi khuẩn gây viêm phổi phổ biến ở trẻ em), Adenovirus, virus hợp bào hô hấp (SRV) v.v. trong đó, cúm là bệnh chủ yếu và nghiêm trọng nhất ở trẻ em.
Dịch viêm phổi quy mô lớn đã bùng phát ở Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, Thành Đô, Chu Hải... đồng thời lây lan mạnh. Trẻ mắc bệnh liên tục sốt cao, thậm chí có thể tiến triển thành viêm phổi nặng.
Các quan chức cũng kêu gọi người dân đeo khẩu trang khi ra ngoài và giữ thói quen vệ sinh, rửa tay thường xuyên và thông gió.
Các bệnh cấp tính về đường hô hấp gia tăng ở Trung Quốc khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) yêu cầu Trung Quốc cung cấp thông tin chi tiết và thông tin về các mầm bệnh đã biết.
Theo các cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc như CCTV và Nhân dân Nhật báo (People's Daily), ông Mễ Phong - Người phát ngôn của Ủy ban Sức khỏe & Y tế Quốc gia - cho biết các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp chính hiện đang phổ biến ở Trung Quốc là bệnh cúm và chính quyền cũng đang thúc đẩy tiêm vaccine phòng cúm.
Ông Mễ Phong chỉ ra rằng, chính phủ yêu cầu các bệnh viện các cấp nỗ lực mở thêm các phòng khám và khu điều trị, kéo dài thời gian phục vụ thích hợp, tăng cường bảo đảm cung ứng thuốc và nâng cao năng lực điều trị; đồng thời, kêu gọi công chúng duy trì thói quen vệ sinh như đeo khẩu trang, thông gió thường xuyên, rửa tay thường xuyên, tạo thói quen, khuyến khích các nhóm đối tượng chủ chốt như người già và trẻ nhỏ nên tiêm chủng.
Báo chí đưa tin hiện tại các bệnh khác nhau đang phổ biến ở các nhóm tuổi khác nhau ở Trung Quốc: Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 đến 4 tuổi chủ yếu mắc cúm và Rhiovirus; trẻ em từ 5 đến 14 tuổi mắc cúm và Mycoplasma và Adenovirus; từ 15 đến 59 tuổi mắc cúm, virus Corona mới và Rhiovirus, trong khi những người trên 60 tuổi chủ yếu là mắc cúm và Human metapneumovirus.
Hệ thống y tế quá tải, đã có một số trẻ tử vong
Do làn sóng dịch bệnh hô hấp lần này bùng phát cùng lúc ở nhiều nơi, các phòng khám nhi và phòng cấp cứu ở các bệnh viện lớn nhiều nơi như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Tây, Hà Nam đều đã quá tải, hệ thống y tế ở nhiều nơi bị quá tải trầm trọng, trong đó, Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Đại học Bắc Kinh đã phải triển khai lại các “bệnh viện cabin” được thành lập trong đợt phong tỏa dịch bệnh COVID-19 trước đây, dùng làm phòng truyền dịch tạm thời.
Thậm chí, cựu Tổng Biên tập Thời báo Hoàn cầu (Global Times) - ông Hồ Tích Tiến (Hu Xijin) - còn đăng bài trên weibo nói cháu gái của ông bị sốt tới 40,6 độ C, trước đây cháu chưa bao giờ sốt cao như vậy. Ông viết: “Hầu hết các khoa nhi tại các bệnh viện đều quá tải; người xếp hàng đợi khám tại các bệnh viện hạng A ở Bắc Kinh khoảng 5 tiếng đồng hồ; thời gian xếp hàng chờ truyền dịch còn lâu hơn, ban đêm đưa cháu đến bệnh viện đăng ký và chỉ được gặp bác sĩ vào sáng sớm; trải qua cảm giác đó mới biết nó khó chịu đến thế nào”.
Với sự bùng phát của bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân, nhiều trẻ em ở Trung Quốc đã tử vong. Một cư dân mạng đăng tải: "Một bé gái cùng lớp với con trai tôi bị viêm phổi do mycoplasma và sốt liên tục suốt một tháng. Cháu đã qua đời ngày hôm qua". Một đứa trẻ 2 tuổi ở Hắc Long Giang bị sốt và tử vong sau khi nhập viện hơn 10 ngày. Bệnh viện Nhân dân số 2 Thiên Tân ngày 12/11đã đưa ra thông báo tình trạng nguy kịch của một bé 4 tuổi.
Ngày 23/11, cựu nhà báo Triệu Lan Kiện cho biết cách đây vài ngày ông được biết có nhiều trẻ em mắc bệnh viêm phổi do mycoplasma ở Đại Liên, Liêu Ninh và một số trẻ đã tử vong. Ông cho biết một bé gái 11 tuổi tên Trần ở Đại Liên đã chết vì bệnh viêm phổi do mycoplasma…
Diễn biến tất yếu hậu dịch COVID-19?
Trang tin QQnews của Tập đoàn Tencent ngày 25/11 đã đăng bài của chuyên gia viết về tình trạng dịch bệnh ở Trung Quốc hiện nay. Bài báo viết: Tình hình hiện nay dường như giống với khi chính sách “Zero Covid” bắt đầu được dỡ bỏ hoàn toàn hồi mùa đông năm ngoái; đặc biệt là tình hình lây nhiễm của trẻ em rất nghiêm trọng.
Các bệnh viện ở nhiều nơi quá tải từ phòng khám đến khu điều trị nội trú; một số nơi thời gian chờ cấp cứu vượt quá 24 giờ, phụ huynh phải tự mang ghế xếp đến ngồi kín hành lang, có nơi số phiếu (ticket) chờ khám khẩn cấp vượt quá 1.000 và số lượng bệnh nhân chờ đợi truyền dịch vượt quá 1.600 lượt.
Bài báo viết: Hiện nay, một từ ngữ mới xuất hiện trên mạng, gọi là "nợ miễn dịch” không biết bắt nguồn từ đâu. Nhưng bản thân cụm từ này rất tệ, rất dễ dẫn đến hiểu lầm. “Immunity gap”, tức khả năng miễn dịch kém, có lẽ là mô tả thích hợp nhất về nguyên nhân chính đằng sau tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc hiện nay, và cũng rất dễ hiểu.
Ngược lại, vấn đề lớn nhất khi mô tả về “nợ miễn dịch” là nó đi chệch khỏi sự phù hợp ban đầu và thêm phần kịch tính một cách không giải thích được, rất dễ gây ra sự hiểu lầm khi những ồn ào thành kiến trong nhận thức có chủ ý và vô ý đã rất lớn, và bản thân việc tự dưỡng thân của công chúng nói chung cũng rất không ổn.
Gần đây xuất hiện hàng loạt bình luận và phản hồi gây ngạc nhiên: Một mặt, nhiều người tin rằng dịch bệnh đường hô hấp ở Trung Quốc hiện nay là do virus COVID-19 đã làm tổn hại đến khả năng miễn dịch của người dân Trung Quốc. Mặt khác, người ta nghi ngờ về “Immunity gap”, đây là lời giải thích hợp lý nhất hiện nay, khi đưa ra vấn đề này, họ giải thích “Immunity gap” là “nợ miễn dịch”, họ mỉa mai rằng châu Âu, Mỹ và Nhật Bản gần đây cũng thấy gia tăng các ca bệnh, nhưng chẳng phải họ đều đã không bị “nằm thẳng cẳng” như Trung Quốc đó sao?
Đây là sự hoang đường của cách diễn đạt “Immunity gap”. Nó khiến người Trung Quốc lầm tưởng rằng đó là một khoản nợ, nếu trả hết thì không sao.
Bài báo cho rằng, xét theo quan điểm khoa học, mọi thứ đều đơn giản, rõ ràng và kinh điển như sách giáo khoa. Sau khi nới lỏng việc chống COVID-19, làn sóng đầu tiên tấn công là virus chủng Omicron toàn dân dễ mắc nhất, cũng tức là Omicron có “Immunity gap” mạnh nhất, kéo dài trong vài tháng. Sau khi khoảng cách cuối cùng đã được san bằng, đến năm nay nó bắt đầu san bằng với các bệnh khác. Rất đơn giản, câu chuyện năm nay chỉ là “episode 2” (tập 2) của câu chuyện năm ngoái mà thôi.
Vì vậy, không có gì đặc biệt bí ẩn hay khó tin về sự bùng phát của các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp không phải COVID-19 ở Trung Quốc trong mùa này. Bây giờ mới đến lượt, nhưng đó là do việc nới lỏng chống dịch năm ngoái. Đây là cách giải thích hợp lý nhất, không có mô hình lý thuyết nào khác có thể hợp lý và nhất quán hơn cách giải thích này.
Ngay từ năm 2021, khi dịch COVID-19 vẫn đang ở giai đoạn nghiêm trọng nhất, một số nước phương Tây đã phải hứng chịu làn sóng bệnh này, chẳng hạn như bang New South Wales ở Australia, chứng kiến đợt bùng phát dịch RSV kỷ lục không mang tính chất mùa vụ sau khi kiểm soát được COVID-19.
Ở Anh, tình hình còn rõ ràng hơn. Trong biểu đồ thống kê về các bệnh giống cúm, các đường đồ thị vào mùa đông năm 2020 và mùa đông năm 2021, hai giai đoạn tàn khốc nhất của dịch COVID-19, gần như nằm dưới, nhưng vào mùa đông năm 2022, đường đồ thị vọt lên, sớm hơn Trung Quốc một năm. Tại sao? Liệu có cần một lời giải thích?
Nhật Bản, năm 2023, mùa cúm ở Nhật Bản bắt đầu sớm hơn thường lệ và dịch cúm kéo dài bất thường. Dịch cúm bắt đầu vào đầu tháng 9/2023, số bệnh nhân cúm tăng 57% chỉ sau 1 tuần, điều này cực kỳ bất thường. Cộng đồng y tế Nhật Bản nhất trí rằng lý do đằng sau điều này là do khả năng miễn dịch kém, bởi vì việc nới lỏng xã hội thực sự của Nhật Bản mới chỉ bắt đầu vào tháng 5/2023 (tháng 3 không còn yêu cầu đeo khẩu trang và việc đi lại hoàn toàn tự do từ tháng 5).
Khi đó, các nước phương Tây nới lỏng hay siết chặt kiểm soát căn cứ theo diễn biến phức tạp của dịch bệnh, còn Trung Quốc hầu như siết chặt gần ba năm tròn. Hơn nữa, diễn ra hai chiều, cả cường độ và phạm vi trong ba năm.
Cũng có người đã chỉ trích rằng việc phong tỏa thực sự nghiêm ngặt vào năm 2022, nhưng trong năm 2020 và 2021, mọi người đều sống trong một môi trường như thể không có COVID-19, RSV và bệnh cúm lây lan tự do? Phát ngôn như thế là họ không tôn trọng người khác và chính mình.
Bài viết kết luận, chủ đề y tế, giống như bất kỳ chủ đề nào khác trên thế giới, bản chất chỉ là một thức tư duy và phương pháp nhận thức. Trừ khi tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, R&D; nói chung, đặc biệt là những lĩnh vực hướng dẫn cuộc sống hàng ngày của mọi người trong việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý, tập thể dục phù hợp, ngăn ngừa bệnh tật và tránh nhiễm trùng, bất kỳ ai cũng có thể làm được, chỉ cần trong đầu họ có đủ kiến thức thông thường đúng đắn, ít nhất là sẽ không quá sai lầm.
Theo Tencent, Sohu
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu