Một câu hỏi treo lơ lửng trên đầu của nhiều người khi các nước Asean tiến tới cuộc ‘'Công nghiệp 4.0' là liệu việc số hóa và tự động hoá có dẫn đến nạn thất nghiệp hàng loạt hay không?. Với tốc độ phát triển liên tục của công nghệ và các robot thay thế vai trò truyền thống của, câu hỏi này xem ra có lý của nó.
Khi chi phí nhân công tiếp tục tăng, những ông chủ ngành công nghiệp tại khắp các nước trong khu vực ngày càng chú ý tới việc sử dụng robot để giảm chi phí hoạt động, tăng hiệu quả sản xuất, làm cho các cổ đông vui vẻ - bởi vì nói cho cùng, lợi nhuận thu được từ đồng vốn bỏ ra chính là điều làm cho thế giới này vận động, phải thế không?
Với nhận thức rằng robot và cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giành lấy hầu hết công việc của con người ( một cuộc thăm dò gần đây cho thấy gần một phần năm dân số Singapore lo ngại tự động hóa đe dọa tước đoạt công việc của họ) một số chính phủ, như Thái Lan đã và đang lập ra các Trung tâm đào tạo để giúp lực lượng lao động của họ không bị lạc hậu với thời cuộc.
Tuy nhiên, những biện pháp đó chưa đủ thuyết phục được ông Thanit Sorat, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Phát triển Lao động Quốc gia (NLDAC) Thái Lan, rằng câu chuyện thất nghiệp hàng loạt không phải là vấn đề. Theo ông Sorat, việc thúc đẩy Thái Lan 4.0 có thể sẽ dẫn đến việc 23 triệu người lao động không có tay nghề và trình độ tay nghề thấp sẽ trở thành người thừa trong xã hội.
Mặc dù vậy, Tập đoàn cung cấp dịch vụ Bảo vệ An ninh Ademco (ASG) có trụ sở tại Singapore lại cho rằng, điều này không nhất thiết phải nhìn sự việc bằng cái cách tiêu cực như vậy và việc chuyển sang thời đại Công nghiệp 4.0 với những công việc thông minh hơn, ít tốn kém hơn không phải là điều gì xấu cả.
Trong một chiến dịch quảng cáo mang tên 'Xin chào! Bác Bảo vệ Không phải Người Máy” được tiến hành trên các kênh Facebook và YouTube, công ty đã đưa ra một cái nhìn nhẹ nhàng về những lợi ích mà robot hóa và công nghiệp 4.0 có thể mang đến cho những người lao động giản đơn và tay nghề thấp, tất nhiên với điều kiện là cần được đào tạo và học hỏi thêm.
Clip quảng cáo đã mô tả một cách hài hước về công việc vất vả và những lo lắng của một nhân viên bảo vệ có tuổi khi nhận được giấy báo rằng công ty sẽ tiến hành ‘tái cấu trúc’.
"Có lẽ đó chỉ là một lỗi chính tả. Có lẽ thay vì 'cơ cấu lại', họ muốn nhắc tới từ "cắt giảm", người bảo vệ lẩm bẩm, và đi đến kết luận rằng, những ngày sắp tới đối với ông chẳng có gì là tươi sáng cả”.
Không cần phải giới thiệu nội dung clip, chúng tôi chỉ muốn nói rằng, cách mạng công nghiệp 4.0 không nhất thiết sẽ đưa lại cho những người như Bác bảo vệ già kia một tương lại ảm đạm, mặc dù không phải mọi việc đều diễn ra tốt đẹp như vậy.
Ông Patrick Lim, Giám đốc Ademco cho biết: "Mục đích của chiến dịch này là tạo ra một video clip nhẹ nhàng để tạo ra sự thay đổi những suy nghĩ lỗi thời của cả công chúng và những nhà quản lý các công ty bảo vệ an ninh về các nhân viên an ninh và công việc của họ, bởi hiện nay, đó vẫn là một công việc nhàm chán, kéo dài lê thê và mệt mỏi.
Đồng thời, chiến dịch nhằm mục đích cho thấy ASG "có thể thay đổi quan niệm về các nhân viên bảo vệ ở Singapore với sự trợ giúp của công nghệ hiện đã có sẵn". Trong khi làm như vậy, ông Lim nói, công ty ông nhằm tới mục tiêu chuyển vai trò của các nhân viên bảo vệ từ chỗ chỉ tiến hành điều tra các vụ việc sang giải quyết chúng”.