Đại thắng mùa xuân năm 1975: Sân bay Thành Sơn- sự kiện chưa ghi trong lịch sử quân sự hiện đại!

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Sân bay của địch, máy bay của Mỹ bị quân giải phóng đánh chiếm, rồi lái máy bay đem bom ném xuống sân bay kẻ thù...
 Vợ chồng trung tướng, anh hùng Trần Hanh ( ngồi ghế) nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng dự buổi gặp mặt phi đội quyết thắng
Vợ chồng trung tướng, anh hùng Trần Hanh ( ngồi ghế) nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng dự buổi gặp mặt phi đội quyết thắng

Ngày 28.4, tại Bảo tàng Phòng không- Không quân (PK-KQ), Hội Cựu chiến binh Phi đội Quyết Thắng tổ chức buổi gặp mặt nhân 46 năm ngày phi đội xuất kích ném bom sân bay Tân Sơn Nhất (28.4.1975).

Buổi gặp mặt lần đầu tiên có sự xuất hiện một số cựu binh Tiểu đoàn 631 Anh hùng (D1E25-B3) tiểu đoàn nhận lệnh "luồn sâu, lót sẵn" tiến công mãnh liệt đánh chiếm, làm chủ phi trường Thành Sơn (Ninh Thuận) rồi ở lại bảo vệ, canh giữ, dọn dẹp để phi đội quyết thắng xuất kích.

Đại tá, Anh hùng, Phi đội trưởng Quyết Thắng Nguyễn Văn Lục cho biết: Chúng tôi có nghe đến Tiểu đoàn 631 trực tiếp đánh chiếm sân bay, nhưng gần đây đọc trên Vieettimes mới hiểu tường tận về Tiểu đoàn 631 Anh hùng đánh chiếm sân bay Thành Sơn. Vì thế, lần đầu tiên sau 46 năm, chúng tôi mới tìm được một số cựu binh 631 mời gặp mặt, để phi đội Quyết Thắng tỏ lòng tri ân và cảm ơn đến những người lính đã hy sinh, bị thương và còn sống đến ngày hôm nay về một trận đánh rất ác liệt nhưng vô cùng anh dũng, làm chủ hoàn toàn sân bay. Rồi ở lại bảo vệ, canh giữ, dọn dẹp chu tất để chúng tôi xuất kích ném bom sân bay Tân Sơn Nhất trở về an toàn tuyệt đối...

Vâng! Lần trước Viettimes đã mô tả tường tận trận đánh vô cùng ác liệt diễn ra cả bên ngoài và bên trong 11 hàng rào kẽm gai sân bay Thành Sơn- căn cứ không quân hiện đại của chế độ cũ kể từ ngày 14-11h ngày 16.4.1975. Trong trận chiến khốc liệt này, Tiểu đoàn 631 nằm "phơi lưng" bên ngoài hàng rào sân bay dưới "mưa bom bão đạn" để chờ lệnh nổ súng. Hơn 50 chiến sĩ quả cảm của tiểu đoàn thương vong, phần lớn hy sinh.

Trái qua: đại tá Nguyễn Kiệm (D631), đại tá phi đội  Quyết Thắng Hán Văn Quảng; đại tá phi đội trưởng Nguyễn Văn Lục và tác giả là cựu binh D631
Trái qua: đại tá Nguyễn Kiệm (D631), đại tá phi đội Quyết Thắng Hán Văn Quảng; đại tá phi đội trưởng Nguyễn Văn Lục và tác giả là cựu binh D631

Đây là trận chiến ác liệt nhất của đơn vị suốt từ năm 1967 khi mang phiên hiệu 631 trên chiến trường Tây Nguyên. Hàng trăm trận đánh lớn nhỏ của 631 ở Gia Lai, có nhiều trận đánh vô cùng nổi tiếng như "mật tập" Tổng kho Xi ti ở thị xã Playku tháng 7.1972 (cháy suốt 3 ngày đêm) hay đánh căn cứ Lệ Minh (Chư Nghé- Gia Lai) tháng 9.1972, tiêu diện gọn Tiểu đoàn 62 biệt động trong công sự vững chắc. Rồi chiến dịch vây lấn quận lỵ Đức Cơ (Gia Lai) suốt 3 tháng 10 ngày cuối năm 1972 đầu năm 1973. Đánh địch liên tục và ác liệt như thế , nhưng từng trận đánh, bộ đội D631 thương vong cũng không bằng trận đánh chiếm sân bay Thành Sơn (tháng 4.1975).

Sơ đồ Tổng kho xi ti- trận đánh nổi tiếng của D 631 tháng 7.1972 cháy suốt 3 ngày đêm

Sơ đồ Tổng kho xi ti- trận đánh nổi tiếng của D 631 tháng 7.1972 cháy suốt 3 ngày đêm

Sơ đồ căn cứ Lệ Minh (Chư Nghé) D631 tiêu diệt gọn tiểu đoàn biệt động 62 ngụy trong công sự vững chắc

Sơ đồ căn cứ Lệ Minh (Chư Nghé) D631 tiêu diệt gọn tiểu đoàn biệt động 62 ngụy trong công sự vững chắc

Sơ đồ chiến dịch vây lẫn quận lỵ Đức cơ suốt 3 tháng 10 ngày cuối năm 1972 đầu năm 1973

Sơ đồ chiến dịch vây lẫn quận lỵ Đức cơ suốt 3 tháng 10 ngày cuối năm 1972 đầu năm 1973

Nhân cuộc gặp mặt của phi đội Quyết Thắng có sự hiện diện của cựu binh Tiểu đoàn 631, đơn vị trực tiếp đánh chiếm sân bay Thành Sơn, tôi xin đề cập đến những tình tiết hết sức đặc biệt "có một không hai" trong những trận đánh của bộ đội cụ Hồ kéo dài từ kháng chiến chống pháp đến chống Mỹ.

Xin dẫn: Sân bay Thành Sơn được quân đội Nhật xây dựng bằng đất từ những năm 40 của thế kỷ 20. Vào đầu những năm 50, quân đội Pháp cho mở rộng và dùng bê tông để lát đường băng có thể sử dụng cho những loại máy bay vận tải hạng trung. Khi chiến tranh Việt Nam mở rộng qui mô kéo theo sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ vào Việt Nam, sân bay này được đầu tư, nâng cấp trở thành căn cứ không quân hiện đại thuộc sự quản lý của Quân khu 2 ngụy. Thế rồi vào ngày 16.4.1975, căn cứ không quân Thành Sơn bị quân giải phóng cụ thể là Tiểu đoàn 631 đánh chiếm hoàn toàn, rồi đơn vị này được lệnh ở lại sân bay triển khai phương án, tuần tra, canh gác bảo vệ nghiêm ngặt.

Học sinh tham quan Bảo tàng PK-KQ

Học sinh tham quan Bảo tàng PK-KQ

Theo đó, máy bay cường kích A 37 do Mỹ sản xuất, quân giải phóng thu được rồi chọn lựa kỹ càng những chiến lợi phẩm đó để không quân nhân dân Việt Nam học chuyển " chuyển loại" thời gian chỉ có 3,5 ngày từ máy bay Nga sang máy bay Mỹ, xuất kích từ Sân bay Thành Sơn đi ném bom Sân bay Tân Sơn Nhất. Thế là, lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh hiện đại, quân ta đánh chiếm sân bay địch, dùng máy bay địch xuất kích từ sân bay chiếm được dội bom lên đầu địch!

Phi đội quyết thắng sau khi ném bom Tân Sơn Nhất về Sân bay Thành Sơn an toàn (phi công Hoàng Mai Vượng ngoài cùng bên phải hy sinh năm 1976)

Phi đội quyết thắng sau khi ném bom Tân Sơn Nhất về Sân bay Thành Sơn an toàn (phi công Hoàng Mai Vượng ngoài cùng bên phải hy sinh năm 1976)

Nét đặc biệt thứ 2: những cán bộ chỉ huy trận đánh của Tiểu đoàn 631 gồm: Tiểu đoàn trưởng thượng úy Triệu Quang Hưng (Thái Nguyên); Chính trị viên Tiểu đoàn thượng úy Nguyễn Tịch (Hà Nam); trung úy Tiểu đoàn phó Hoàng Uy (Nghệ An); Chính trị viên Tiểu đoàn phó Lê Văn Uyến (Ninh Bình). Trong đó, Tiểu đoàn phó Hoàng Uy trực tiếp chỉ huy đại đội 11 và Chính trị viên phó Lê Văn Uyến chỉ huy đại đội 10.

Sau khi phi đội Quyết Thắng ném bom Tân Sơn Nhất trở về sân bay Thành Sơn an toàn và khi các phương tiện truyền thông đưa tin về những phi công anh hùng của phi đội Quyết Thắng (6 người) có phi công Hoàng Mai Vượng, tiểu đoàn phó Hoàng uy vô cùng bất ngờ vì em mình (con chú bác) là Hoàng Mai Vượng cũng ở tại sân bay Thành Sơn còn nồng nặc mùi bom đạn, lái máy bay A 37 đi ném bom Sân bay Tân Sơn Nhất. Còn gì đặc biệt hơn, anh chỉ huy đơn vị bộ binh đánh chiếm sân bay để em ngồi trên máy bay của địch sản xuất dội mom xuống đầu thù. Năm 1976, phi công Hoàng Mai Vượng đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ!

Giải phóng miền Nam, non sông thu về một mối đã qua 46 năm. Nhưng, những trận đánh ác liệt, sự hy sinh to lớn, những chiến công chói lọi của đồng bào chiến sĩ cả nước mãi mãi là những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị, luôn nhăc nhớ các thế hệ hôm nay và mai sau...