Đại hội Hội Khoa học TDTT Việt Nam lần thứ II: Hướng tới phát triển kinh tế thể thao toàn diện

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ngày 28/5/2022 tại TPHCM, Hội Khoa học TDTT Việt Nam đã tổ chức Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II với sự tham gia của hơn 120 đại biểu đại diện cho các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, đào tạo và kinh doanh thể thao trong toàn quốc.
Ban chấp hành nhiệm kỳ II của Hội Khoa học TDTT Việt Nam chính thức ra mắt tại Đại hội
Ban chấp hành nhiệm kỳ II của Hội Khoa học TDTT Việt Nam chính thức ra mắt tại Đại hội

Hội Khoa học TDTT Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 4350/QĐ-BNV ngày 23/12/2016 của Bộ Nội vụ. Mục đích của Hội là tập hợp những người làm hoặc yêu thích TDTT nhằm đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát huy tài năng, trí tuệ, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, tiến hành các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong TDTT, góp phần xây dựng nền khoa học TDTT phát triển để KHCN trở thành động lực phát triển TDTT Việt Nam và tăng cường hội nhập quốc tế về KHCN trong TDTT.

Trong nhiệm kỳ I, Hội đã tổ chức được 2 hội thảo quốc tế về phát triển thể thao thành tích cao cùng một số hội thảo chuyên đề thiết thực về xây dựng thương hiệu TDTT... Hội cũng đã tham gia biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam về mục từ TDTT. Cùng với các việc đó, các hội viên của Hội cũng đã chủ trì nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị trong nhiều lĩnh vực TDTT.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ II với 42 thành viên. GS TS Lê Quý Phượng được đại hội tín nhiệm tiếp tục làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới. PGS TS Trần Hiếu – Viện trưởng Viện Khoa học TDTT được bầu làm Tổng thư ký.

GS TS Lê Quý Phượng thay mặt Hội Khoa học TDTT Việt Nam nhận bằng khen của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

GS TS Lê Quý Phượng thay mặt Hội Khoa học TDTT Việt Nam nhận bằng khen của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Đại hội đã nhận được sự quan tâm tài trợ của các doanh nghiệp chuyên kinh doanh liên quan đến TDTT. GS TS Lê Quý Phượng khẳng định, kinh tế thể thao ở Việt Nam sớm muộn cũng phải trở thành một xu thế mới của thể thao nước nhà thay vì trông chờ vào ngân sách Nhà nước và sự xã hội hoá như thực tế đang diễn ra. Như vậy, TDTT phải trở thành một lĩnh vực kinh tế và đóng góp xứng đáng vào tổng thể của nền kinh tế Việt Nam. Để làm được việc này, Hội sẽ sớm có những nghiên cứu để đánh giá về kinh tế thể thao cùng những hội thảo lớn để thảo luận trên mọi phương diện của kinh tế thể thao.