“IC đánh giá rằng SARS-CoV-2, virus gây bệnh COVID-19, có thể đã xuất hiện và lây sang người thông qua một vụ lây nhiễm quy mô nhỏ diễn ra vào khoảng tháng 11/2019, và ổ dịch COVID-19 đầu tiên được biết đến xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019” – Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ (ODNI) nói trong một báo cáo công bố hôm 27/8.
“Thêm vào đó, IC đã đạt được sự nhất trí về một số vấn đề cốt lõi. Chúng tôi cho rằng virus không phải được phát triển như một thứ vũ khí sinh học. Phần lớn các cơ quan đánh giá với niềm tin thấp rằng SARS-CoV-2 không được chỉnh sửa gene; tuy nhiên có 2 cơ quan tin rằng không có bằng chứng để đưa ra đánh giá như vậy. Cuối cùng, IC đánh giá rằng giới chức Trung Quốc không hề biết về virus vào thời điểm trước khi đợt bùng phát dịch COVID-19 xuất hiện” – báo cáo cho biết thêm.
Chuyển sang các giả thuyết liên quan tới trường hợp phơi nhiễm đầu tiên xảy ra, ODNI nhấn mạnh rằng cả giả thuyết nhiễm tự nhiên và nhiễm liên quan tới phòng thí nghiệm “đều đáng tin cậy”.
Nhiều cơ quan thuộc IC và Hội đồng Tình báo Quốc gia đánh giá với niềm tin thấp rằng, virus lây nhiễm sang người thông qua một loài động vật đã bị nhiễm (tự nhiên) SARS-CoV-2 hay một chủng virus đặc thù với nó.
Một cơ quan đánh giá với niềm tin trung bình rằng ca phơi nhiễm “là kết quả của một sự việc liên quan tới phòng thí nghiệm, có khả năng là liên quan tới thí nghiệm, việc xử lý động vật thí nghiệm, hoặc thu thập mẫu vật được thực hiện bởi Viện Virus Vũ Hán”.
Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng 3 cơ quan của IC nói họ không có đủ thông tin cần thiết để đưa ra bất kỳ kết luận nào.
“Sự hợp tác của Trung Quốc là điều cần phải có mới đưa ra được đánh giá kết luận về nguồn gốc của COVID-19” – báo cáo nêu rõ – “Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn tiếp tục bác bỏ cuộc điều tra của thế giới, phản đối chia sẻ thông tin và đổ lỗi cho các nước khác, trong đó có Mỹ. Những hành động này phần nào phản ánh lại sự bất trắc của chính phủ Trung Quốc về kết quả của cuộc điều tra, cùng sự lo lắng của họ rằng cộng đồng quốc tế đang sử dụng vấn đề này để gây sức ép chính trị với Trung Quốc”.
Trong một tuyên bố đi cùng báo cáo này, Nhà Trắng nói rằng Trung Quốc có trong tay “thông tin quan trọng” nhưng lại “ra sức ngăn chặn các điều tra viên quốc tế và thành viên của cộng đồng y tế công toàn cầu” tiếp cận ngay từ lúc ban đầu. “Đến ngày hôm nay, Trung Quốc vẫn tiếp tục bác bỏ những lời kêu gọi họ ngừng ém nhẹm thông tin và minh bạch hơn, ngay cả khi tổn thất do đại dịch tiếp tục tăng”, tuyên bố nhấn mạnh.
“Thế giới xứng đáng có được câu trả lời, và tôi sẽ không ngừng nghỉ cho đến khi có được chúng. Những nước có trách nhiệm không được né tránh trách nhiệm này trước phần còn lại của thế giới” – tuyên bố nói thêm.
Đội điều tra của WHO ở Vũ Hán nói gì về ém nhẹm thông tin?
Viện Virus Vũ Hán trong bức ảnh chụp từ trên cao (Ảnh: AFP) |
Hồi đầu tuần này, đội ngũ gồm 12 người của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – những người từng tới Vũ Hán, Trung Quốc để tìm hiểu nguồn gốc của SARS-CoV-2 bằng cách chia sẻ thông tin với các đồng nghiệp Trung Quốc – đã đăng tải một bài viết trên tạp chí Nature để nhấn mạnh về báo cáo mà họ đưa ra.
Họ nhấn mạnh rằng, ngược lại với đánh giá được tiếp nhận rộng rãi rằng phía Trung Quốc giấu giếm thông tin, “nhiều thông tin mới đã được đội ngũ Trung Quốc chia sẻ, như một phần kết quả của cuộc nghiên cứu, và rằng càng có nhiều thông tin được chia sẻ trong quá trình trao đổi giữa đội ngũ Trung Quốc và quốc tế”.
Các nhà khoa học của WHO còn nói thêm rằng, trong lúc tìm hiểu giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm, các đồng nghiệp Trung Quốc từ chối chia sẻ dữ liệu thô về 174 trường hợp nhiễm do rào cản pháp lý liên quan tới bảo mật thông tin của bệnh nhân và “không thể được giải quyết trong thời gian khung làm việc trong chuyến thăm của chúng tôi”.
“Rõ ràng là 174 trường hợp này không phải là những ca xuất hiện sớm nhất, bởi vậy chúng tôi cho rằng chúng là yếu tố không cấp thiết trong việc truy vết nguồn gốc” – họ nhấn mạnh – “Chúng tôi đi đến quyết định rằng giai đoạn hai của cuộc nghiên cứu sẽ giải quyết được những quan ngại đó và xem xét được những dữ liệu thô nêu trên”.
Trong bản báo cáo mà họ công bố hồi tháng 3/2021, nhóm khoa học chỉ ra khả năng SARS-CoV-2 lây truyền từ động vật sang con người, và có rất ít khả năng là kết quả từ một vụ rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu