Công chúng có quan tâm đến tình hình kinh doanh của báo chí hay không?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Vấn đề tài chính của truyền thông chắc chắn là một vấn đề quan trọng đối với xã hội nhưng công chúng có quan tâm đến nó hay không?
Ảnh: The Drum
Ảnh: The Drum

Các cuộc thảo luận về tình hình tài chính của báo chí thương mại ngày hiện nay chủ yếu tập trung vào chủ đề tính bền vững của ngành. Trước tình hình doanh thu quảng cáo giảm, cùng với việc phải cạnh tranh với các “ông lớn” như Google, Facebook và một số nền tảng kỹ thuật số lớn khác, những gián đoạn đã xuất hiện và gia tăng áp lực thêm lên các doanh nghiệp báo chí - vốn đang đối mặt với những thách thức bởi quá trình chuyển đổi số.

Trong khi một số đơn vị báo chí vẫn tạo ra doanh thu quảng cáo trực tuyến và ngoại tuyến đáng kể, thì một phần của quảng cáo cho các tin tức truyền thông mạng xã hội lại đang giảm.

Mặc dù thị trường luôn có một bộ phận độc giả sẵn sàng đăng ký trả phí từ cho một số tổ chức tin tức mà họ tin tưởng, nhiều đơn vị truyền thông cũng đang hoạt động rất tốt trong mô hình doanh thu từ người đọc nhưng hầu hết độc giả đều chưa sẵn sàng trả tiền do một lượng tin tức lớn vẫn có thể truy cập miễn phí từ phía các nhà cung cấp dịch vụ công hoặc phi lợi nhuận.

Các phương tiện truyền thông tin tức thương mại cũng đang tìm kiếm các nguồn doanh thu khác (thương mại điện tử, sự kiện, dịch vụ...) nhưng đối với nhiều tổ chức báo chí, truyền thông thì triển vọng kinh doanh vẫn còn nhiều thách thức, thậm chí là khá bấp bênh.

Đối mặt với những trường hợp thất bại của thị trường (market failure - tình huống trong đó lượng cầu của người tiêu dùng về hàng hoá không cân bằng với lượng cung trên thị trường) trong một ngành, thì sự can thiệp của chính phủ là một lựa chọn.

Các tổ chức khác hiện đang xem xét nhiều cách thay thế dựa vào các chính sách của chính phử nhằm bổ sung thêm doanh thu từ các công ty nền tảng công nghệ lớn chẳng hạn như Google và Facebook, thông qua các phạm vi quy tắc cạnh tranh (Australia), cải cách bản quyền (EU) hoặc các phần tiềm năng của luật thuế mới đối với các dịch vụ kỹ thuật số cho báo chí.

Dư luận là một trong những yếu tố sẽ hình thành sự yêu cầu can thiệp của các chính phủ và các ưu tiên của họ. Vậy công chúng nghĩ gì về tình hình tài chính của các các doanh nghiệp báo chí thương mại?

Chúng ta sẽ tìm hiểu về dữ liệu liên quan đến mức độ quan tâm của mọi người về tình hình tài chính của các tổ chức tin tức thương mại, liệu công chúng nghĩ rằng báo chí truyền thông đang kiếm được nhiều tiền hơn hay ít tiền hơn so với trước đây?

Điểm đầu tiên và có lẽ quan trọng nhất là tình hình tài chính của truyền thông thương mại không phải là một vấn đề đặc biệt đáng quan tâm đối với nhiều người. Nhiều người nói rằng họ “không biết” khi được hỏi về vấn đề này.

Đây là một lời nhắc nhở hữu ích rằng, mặc dù tài chính truyền thông chắc chắn là một vấn đề quan trọng đối với xã hội, và những người có liên hệ với ngành truyền thông thường cảm thấy rất hứng thú với nó, nhưng đó lại không phải là điều mà công chúng dành nhiều thời gian quan tâm đến.

Mức độ quan tâm tương đối thấp của công chúng đối với vấn đề này được thể hiện rõ ở việc công chúng dường như đang thiếu nhận thức về những thách thức tài chính mà các phương tiện truyền thông thương mại phải đối mặt.

Mặc dù bức tranh toàn cảnh đôi khi mơ hồ và dữ liệu toàn cầu khó có thể được đưa ra, nhưng mới đây, Hiệp hội Báo chí thế giới WAN-IFRA đã báo cáo rằng tổng doanh thu của các tổ chức tin tức đã giảm khoảng 20% kể từ năm 2015. Mặc dù có những trường hợp ngoại lệ làm giảm bớt xu hướng này nhưng kể từ năm 2010, quỹ đạo tổng thể đều theo chiều hướng đi xuống - đặc biệt là đối với các tựa báo địa phương phục vụ cộng đồng.

Minh chứng từ dữ liệu thống kê

Trong tất cả 33 thị trường mà Viện Báo chí Reuters nghiên cứu, khoảng 31% cho rằng hầu hết các tổ chức tin tức đều tạo ra lợi nhuận ít hơn so với mười năm trước. Nếu chúng ta phân chia dữ liệu theo thị trường, chúng ta có thể thấy có một số dao động nhưng sự khác biệt là không đáng kể,.

Trong mỗi thị trường, gần một nửa số người được khảo sát cho rằng hầu hết các tổ chức tin tức đều có lợi nhuận ít hơn. Bên cạnh đó, khoảng 36% số người được hỏi nói rằng họ không biết gì về vấn đề này, một lần nữa nó nhấn mạnh rằng vấn đề tài chính của các phương tiện truyền thông thương mại không phải là vấn đề đáng quan tâm đối với nhiều người ngoài ngành.

Sự thiếu nhận thức về hoàn cảnh khó khăn của các phương tiện truyền thông thương mại hoàn toàn đồng nhất với dữ liệu thể hiện mức độ quan tâm ít ỏi về tình hình tài chính của họ. "Không quan tâm" hoặc "không quan tâm lắm" là câu trả lời nhận được từ tổng số 53% trên tất cả thị trường, chỉ 31% nói rằng "khá quan tâm" hoặc "rất lo ngại" và 17% còn lại nói “không biết”.

Mặc dù có một số dao động giữa các quốc gia, nhưng nếu chúng ta phân tích điều này theo thị trường, chúng ta sẽ thấy rằng bức tranh tổng thể là khá nhất quán. Đa phần tỷ lệ người quan tâm thường nhỏ hơn 50%, và phần lớn tỷ lệ người không quan tâm sẽ lớn hơn tỷ lệ người quan tâm.

Khoảng cách này đặc biệt lớn ở các nước Bắc Âu, nơi tỷ lệ thanh toán tin tức trực tuyến tương đối cao đã tạo cho một số doanh nghiệp báo chí có chỗ dựa tài chính vững chắc, và một số tổ chức tin tức phổ biến nhất được tài trợ công khai do đó họ bớt được áp lực thương mại.

Các thị trường có tỷ lệ cao về những người tin rằng lợi nhuận của các tổ chức tin tức ngày càng giảm cũng đã có xu hướng tăng về mức độ quan tâm. Tuy nhiên, có rất ít sự khác biệt về mức độ quan tâm theo: tuổi tác, giới tính và trình độ học vấn. Nhưng mối quan tâm về tình trạng tài chính của các tổ chức tin tức thương mại thường cao hơn ở những người có mức độ quan tâm cao đến tin tức.

Nếu chúng ta xem xét một quốc gia từ mỗi vùng trong sáu khu vực địa lý, chúng ta sẽ thấy rằng hầu hết những người quan tâm hơn đến tin tức có nhiều khả năng quan tâm đến tình hình tài chính của các phương tiện truyền thông thương mại. Có lẽ điều đáng chú ý nhất là, ngay cả trong số những người có mức độ quan tâm được đánh giá là cao, thì vẫn chỉ có một phần thiểu số nói rằng họ quan tâm đến tài chính của các phương tiện thông tin thương mại.

Theo Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters