Theo vị cựu quan chức này, Trung Quốc đã triển khai hàng nghìn “tuyên truyền viên kích động” ở tỉnh cực Nam của Nhật Bản để làm tăng rủi ro xảy ra một cuộc đụng độ có liên quan tới các bên, gồm Trung Quốc và Nhật Bản hoặc Mỹ.
Trong một bài bình luận viết cho tờ Japan Forward của Sankei, ông Robert D.Eldridge – người sáng lập kiêm Chủ tịch của hãng phân tích The Eldridge Thinktank và là Giám đốc của Tổ chức Giảm thiểu rủi ro Toàn cầu có trụ sở tại Hawaii – nói rằng các hãng truyền thông địa phương ở Okinawa đang bị lợi dụng để tuyên truyền thúc đẩy độc lập và dấy lên sự phản đối với quân đội Mỹ đang đóng ở tỉnh này.
Ông thêm rằng việc ngăn chặn cá sân bay và cảng biển sẽ là điều có thể nằm trong kế hoạch hoạt động của các tuyên truyền viên Trung Quốc – dưới sự hỗ trợ của những kẻ ly khai ở địa phương – trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột, làm hạn chế các phản ứng quân sự của Tokyo và Washington.
Eldridge cũng cảnh báo rằng, Nhật Bản và Mỹ cần phải tính đến tất cả các viễn cảnh có thể xảy ra xung quanh quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, hay Senkakau theo phía Nhật, bên đang kiểm soát chuỗi đảo. Cuối cùng, ông viết, Bắc Kinh hy vọng sẽ tận dụng một tình huống bất ngờ - như tranh chấp chủ quyền – để tiếp tục thúc đẩy phongt rào độc lập ở Okinawa, với mụcđích gây chia rẽ giữa Tokyo và Washington về vấn đề an ninh.
“Bạn cần phải nghĩ tới mọi tình huống sai lầm có thể xảy ra về phần mình, và mọi tình huống đi theo hướng có lợi cho địch thủ” – Eldridge viết – “Thực tế sẽ là điều gì đó nằm ở giữa, nhưng bạn không thể bước vào một trận chiến với lăng kính màu hồng”.
Khi tờ This Week in Asialiene hệ, ông Eldridge từ chối trả lời những câu hỏi cụ thể - như bằng chứng về việc Trung Quốc triển khai nhiều đặc vụ ở Okinawa, chiến thuật mà Bắc Kinh có thể áp dụng để chiếm Điếu Ngư, hay phản ứng quân sự từ phía Mỹ và Nhật Bản – với lý do rằng câu trả lời của ông sẽ có chứa thông tin mật.
Quan điểm của Eldridge cũng được chia sẻ bởi Satoru Nakamura – người đứng đầu Diễn đàn Nghiên cứu Chính sách Okinawa, người đã thể hiện quan ngại rằng phong trào độc lập ở địa phương sẽ lợi dụng vấn đề xung quanh Điếu Ngư/Senkaku để “tách khỏi Nhật Bản” hoặc gây chiwa rẽ giữa Tokyo và Washington.
Tuy nhiên, Liu Qingbin – Giáo sư thuộc ĐH Quốc gia Yokohama – bác bỏ quan điểm của Eldridge.
“Những ý tưởng này thật nực cười” – ông Liu nói – “Nói Trung Quốc rót tiền cho phong trào độc lập ở Okinawa là một trò đùa tệ hại”.
Liu một mực cho rằng Bắc Kinh “không có hiện diện kinh tế” ở tỉnh Okinawa và chỉ ra nhiều câu chuyện về những kẻ thâm nhập đã bắt đầu lan truyền trên mạng từ hơn một thập kỷ trước. Và mặc dù Trung Quốc thực sự muốn hất cẳng Mỹ khỏi Okinawa, nhưng Bắc Kinh cũng hiểu rằng có quá nhiều công việc ở địa phương phụ thuộc vào sự hiện diện của quân đội Mỹ. Bởi vậy khó có yêu cầu họ rời đi.
Trong bài viết đăng tải trên Japan Forward, ông Eldridge nói rằng số công dân Trung Quốc đang sinh sống ở Okinawa có khả năng lớn hơn gấp đôi so với con số được báo cáo là 2.000, đó là chưa tính những người đã trở thành công dân Nhật Bản. Ông còn nói, sự thiếu thốn biện pháp an ninh khiến du khách Trung Quốc thoải mái mang tiền tới đây hỗ trợ phong trào độc lập, cùng với “vũ khí và hàng lậu khác”.
“Trong tình huoongsbaats ngờ, dễ tưởng tượng rằng những thứ vũ khí này được sử dụng bởi hàng nghìn người đến từ Trung Quốc đại lục” – Eldridge viết, thêm rằng, cùng lúc “các tàu cá” của Trung Quốc ngoài khơi sẽ đóng vai trò kiểm soát và chỉ huy, cử lực lượng bán quân sự thâm nhập đảo để tấn công các mục tiêu như cơ sở thông tin liên lạc và sân bay.
Viện Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia Nhật Bản trong tuần này đã công bố Đánh giá Chiến lược Đông Á thường niên, trong đó cảnh báo rằng Trung Quốc có thể tăng cường triển khai quân đội hoặc các đơn vị hải cảnh đến các vùng biển xung quanh Điếu Ngư/Senkaku để kích động các đơn vị Nhật Bản trong khu vực.
Một trong số các tác giả của bản nghiên cứu nói với This Week in Asia rằng, mặc dù ông “bi quan” về tình hình xung quanh chuỗi đảo này và lo sơ xảy ra “một vụ xung đột ngoài ý muốn”, nhưng ông không quan ngại nhiều về viễn cảnh mà ông Eldridge vach ra.
“Phải, chúng ta có thể tìm thấy kiểu thảo luận này trong các nhóm học giả nhất định hay trong giới truyền thông Trung Quốc, nhưng nó không phải quan điểm chính thống của các chiến lược gia hay chính phủ Trung Quốc” – tác giả này trả lời.