Chuyên gia chỉ thẳng “góc tối” sử dụng vốn ODA

"Một số cơ quan thụ hưởng ODA cả ở trung ương và địa phương vẫn còn vương vấn "ODA thời bao cấp", coi "ODA không hoàn lại là Chính phủ cho, ODA vốn vay là Chính phủ trả nợ", TS. Nguyễn Thành Đô, nguyên cục trưởng Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết.
Chuyên gia chỉ thẳng “góc tối” sử dụng vốn ODA

Nhiều sai phạm sử dụng ODA

Đánh giá về việc sử dụng ODA tại Việt Nam trong hội thảo "Đánh giá 20 năm huy động và sử dụng vốn ODA của Việt Nam", GS.TS Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, các khoản ODA đã ký trong hơn 20 năm qua, bình quân khoảng 3 tỷ USD/năm là nguồn tài chính đáng kể hỗ trợ Việt Nam.

Đồng thời, góp phần tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho xã hội, khuyến khích các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài tăng cường hoạt động thương mại và đầu tư ở Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Vương Đình Huệ cũng cho biết năng lực hấp thụ ODA của quốc gia, ngành, địa phương và những dự án cụ thể còn hạn chế, tỷ lệ giải ngân ODA so với nguồn vốn ODA đã ký còn thấp, tính chung đạt 63%.

"Hiệu quả sử dụng đầu tư công nói chung, ODA nói riêng còn thấp là nguyên nhân tác động đến tính bền vững và an toàn của nợ công, nợ nước ngoài", ông Huệ chỉ thẳng.

Ông Huệ cũng nhấn mạnh rằng, công tác quản lý ODA còn bất cập, tồn tại nhiều sai phạm về các quy định ODA của Chính phủ và nhà tài trợ…

TS. Nguyễn Thành Đô nguyên cục trưởng Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cũng cho biết, mặc dù Việt Nam được đánh giá là một mô hình thành công trong việc huy động và sử dụng ODA nhưng vẫn có những "góc tối" không thể không nói đến.

Hội thảo Đánh giá 20 năm huy động và sử dụng ODA của Việt Nam

Cụ thể, Việt Nam đã có những chương trình, dự án ODA hoặc thất bại hoàn toàn hoặc không có hiệu quả như mong muốn nhưng dự án dây chuyền dệt bao đay (TP.HCM) vay vốn ODA Ấn Độ thất bại vì công nghệ lạc hậu không có nguyên liệu và không có nơi tiêu thụ sản phẩm.

Dự án nhà máy thuỷ sản đông lạnh Hạ Long vay vốn ODA của Italya thất bại do sản phẩm không cạnh tranh trên thị trường.

Nhà máy hoạt động cơ xăng nhỏ, dự án dầm thép khẩu độ lớn vay vốn ODA Pháp, dự án tàu hút bụng tự hành vay vốn ODA Đức không hiệu qủa do sản phẩm không thích hợp với thị trường…

Ông Đô cho biết, các dự án thất bại kể trên đều là các dự án ODA thực hiện theo cơ chế vay về cho vay lại.

"Theo cơ chế này khi dự án không trả được nợ chúng ta thằ nhận đó là thất bại. Tuy nhiên trong số các dự án ODA có tới 70% là dự án thực hiện theo cơ chế cấp phát từ ngân sách", ông Đô cho hay.

Về các dự án được cấp phát, ông Đô cũng cho biết thất bại lớn nhất của các dự án này là tình trạng lãng phí nguồn vốn do chậm tiến độ, lãng phí do suất đầu tư cao, dự án không phát huy được hiệu quả, do đầu tư dàn trải…

Ông Đô dẫn chứng chương trình phát triển nông thôn vay vốn Ngân hàng thế giới (WB) không phát huy được hiệu quả vì đại đai số con đường xây dựng đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng chỉ sau vào năm sử dụng oặc nhiều bệnh viện đầu tư lớn nhưng thiếu thiết bị, bác sỹ…

"Vương vấn ODA thời bao cấp"

Ngoài ra, nguyên Cục trưởng Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại đánh giá, trong quá trình thu hút ODA một số cơ quan thụ hưởng trung ương và địa phương vẫn còn "vương vấn ODA thời bao cấp", coi "ODA không hoàn lại là Chính phủ cho, ODA vốn vay là Chính phủ trả nợ".

Với quan niệm sai lệch trên, địa phương và trung ương đã tranh thủ nguồn vốn ODA mà không tính đến hiệu quả kinh tế, tính bền vững của dự án và khả năng trả nợ.

Cũng theo ông Độ, cơ chế chính sách quản lý Nhà nước về ODA chưa đồng bộ, thủ tục phê duyệt dự án còn rườm rà, bộ máy cồng kềnh, trách nhiệm cấp thực hiện không rõ ràng gây lãng phí, ách tắc, giảm tính linh hoạt trong quá trình triển khai.

Thậm chí, việc tổ chức đấu thầnh để lựa chọn các nhà thầu cũng diễn ra phức tạp, kéo dài và chất lượng chưa cao.

TÂM AN theo BizLive