Chiến tranh chưa kết thúc, Ukraine đã bắt đầu phải trả nợ do nhận viện trợ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trong lúc viện trợ quân sự từ Mỹ và phương Tây liên tục chở đến Ukraine, truyền thông Ukraine phát hiện ra rằng số viện trợ quân sự này không miễn phí và họ bắt đầu phải trả rất nhiều khoản nợ.
Dàn phóng tên lửa nhiều nòng cơ động cao M-142 HIMARS Mỹ viện trợ Ukraine nhưng không phải cho không (Ảnh: Sohu).
Dàn phóng tên lửa nhiều nòng cơ động cao M-142 HIMARS Mỹ viện trợ Ukraine nhưng không phải cho không (Ảnh: Sohu).

Cho đến nay, Ukraine đã nhận được mấy chục tỉ USD viện trợ từ các nước phương Tây, trong đó nhiều nhất là từ Mỹ. Nếu tính cả các tổ chức khác, chẳng hạn như quỹ từ thiện, cơ cấu tài trợ đa phương v.v... Ukraine có lẽ phải nhận được hàng trăm tỉ USD viện trợ. Một phần trong số này được quyên tặng, nhưng một phần đáng kể phải được hoàn trả. Cho dù, Ukraine đánh bại được Nga thì đến bao giờ họ mới trả hết được nợ nần?

Trang web Ukraine Liga.net ngày 9/1 dẫn nguồn tin từ Bộ Tài chính Ukraine cho biết: "Trong năm 2023 này, Ukraine sẽ phải trả 658,4 tỉ hryvnia (khoảng 17,9 tỉ USD) nợ trong nước và nước ngoài. Theo cơ cấu thanh toán, 536 tỉ hryvnia (khoảng 14,6 tỉ USD) sẽ được dùng để trả lãi và gốc của khoản nợ quốc gia, 122,3 tỉ hryvnia (3,3 tỉ USD) sẽ được sử dụng để trả nợ nước ngoài”.

Theo trang web này, đỉnh điểm thanh toán sẽ xuất hiện vào tháng 5 với 102,5 tỉ hryvnia (khoảng 2,8 tỉ USD) sẽ phải hoàn trả. Kiev cũng phải trả 89,9 tỉ hryvnia (2,4 tỉ USD) vào tháng 6 và 84 tỉ hryvnia (2,3 tỉ USD) trong tháng 11.

Vũ khí của Mỹ và các nước phương Tây liên tục được chở đến Ukraine (Ảnh: QQ).

Vũ khí của Mỹ và các nước phương Tây liên tục được chở đến Ukraine

(Ảnh: QQ).

Ông Getmantsev, Chủ tịch Ủy ban Thuế của Verkhovna Rada (Quốc hội) Ukraine, trước đó cho biết vào cuối tháng 11/2012, nợ quốc gia của Ukraine đã lên tới 107,46 tỉ USD, chiếm 83,1% GDP.

Điều này có nghĩa là viện trợ từ Mỹ và phương Tây cho Ukraine không phải là cho không, và cuối cùng sẽ phải hoàn trả bằng tiền thật, và bây giờ Ukraine đã bị quân đội Nga biến thành đống đổ nát, chính phủ của ông Zelensky lấy đâu ra tiền để trả khoản nợ đó?

Đầu tháng 7/2022, có thông tin tiết lộ rằng chính phủ Ukraine đang cố gắng dành tiền cho việc tiếp tục cuộc chiến với Nga, Ukraine đã lên kế hoạch cơ cấu lại nợ nước ngoài của chính phủ, điều này sẽ dẫn đến việc trì hoãn việc trả nợ nước ngoài của Ukraine, tạo nên việc vi phạm cam kết trả nợ. Sau đó, một số chủ nợ đã đồng ý với yêu cầu hoãn trả nợ của Ukraine, nhưng suy cho cùng thì khoản tiền nợ này cũng vẫn phải hoàn trả, Ukraine không thể trốn tránh.

Ukraine đã và đang bị chiến tranh tàn phá nặng nề (Ảnh: QQ).

Ukraine đã và đang bị chiến tranh tàn phá nặng nề (Ảnh: QQ).

Kể từ sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, các nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu đã viện trợ quân sự toàn diện cho Ukraine, khi đó Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua “Lend-Lease Act” (Luật cho vay-cho thuê) viện trợ quân sự cho Ukraine. Dự luật này quy định rằng trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, đối với vũ khí và thiết bị quân sự do Mỹ vận chuyển đến, Ukraine cuối cùng sẽ phải "trả lại, thanh toán hoặc hoàn trả các khoản phí về vật tư quốc phòng đã mượn hoặc thuê để sử dụng". Điều đó có nghĩa là: viện trợ của Mỹ không phải là miễn phí, mà là mượn hoặc thuê. Nga đã cảnh báo “số vũ khí mà Mỹ cho Ukraine thuê, mượn sẽ buộc mấy thế hệ người Ukraine phải gánh nợ, ông Zelensky đang đẩy đất nước mình vào vực thẳm nợ nần”. Hãng tin Anh Reuters thậm chí còn mô tả chuyện này là "Ukraine đã tự thế chấp mình cho Mỹ". Giờ đây, có vẻ như lời cảnh báo của Nga không chỉ là nói suông.

Mới đây, chính phủ Mỹ đã cung cấp cho Ukraine một đợt viện trợ quân sự mới trị giá tới 2,85 tỉ USD. Lầu Năm Góc cho biết đây là đợt viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine từ trước đến nay. Khoản viện trợ quân sự này chủ yếu bao gồm 50 xe chiến đấu M2-A2 "Bradley", 100 xe bọc thép chở quân M-113, 50 xe chống mìn và chống phục kích cùng các hệ thống pháo binh, tên lửa đất đối không và đạn dược, v.v. Ngoài số viện trợ quân sự này, Mỹ cũng đã công bố khoản tài trợ quân sự nước ngoài tổng trị giá lên tới 905 triệu USD để hỗ trợ xây dựng năng lực dài hạn cho quân đội Ukraine.

Đất đai trồng trọt của Ukraine có thể được sử dụng để thế chấp trả nợ (Ảnh: QQ).

Đất đai trồng trọt của Ukraine có thể được sử dụng để thế chấp trả nợ

(Ảnh: QQ).

Chỉ cần nhìn vào những con số, chỉ riêng đợt viện trợ quân sự này của Mỹ là đủ cho Ukraine “nghẹn họng”, chưa kể, kể từ sau khi bắt đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine, ông Joe Biden đã 29 lần sử dụng quyền hành pháp của tổng thống để lấy từ kho của Bộ Quốc phòng viện trợ cho Ukraine tổng giá trị lên tới 24,9 tỉ USD vũ khí thiết bị. Có ý kiến cho rằng Mỹ có một tính toán hoàn hảo, đó là sử dụng Ukraine để kéo thực lực của Nga xuống và đổ tất cả các chi phí đã chi trong thời gian đó lên đầu Ukraine.

Ukraine làm thế nào trả được nợ? Chứng kiến ​​điều này, hẳn nhiều người sẽ đặt câu hỏi, Ukraine trong tương lai sẽ lấy gì để hoàn trả số tiền viện trợ hàng trăm tỉ USD của Mỹ, NATO, Tây Âu?

Về vấn đề này, đã có tiền lệ Liên Xô trước đây. Trong Chiến tranh Vệ quốc những năm 1940, Liên Xô đã nhận được một khoản hỗ trợ rất lớn của Mỹ theo “Lend-Lease Act” (Đạo luật cho vay-cho thuê), với tổng trị giá tới 51 tỉ USD. Liên Xô sau đó đã phải dùng vàng dự trữ ngoại hối để trả nợ. Sau khi Liên Xô tan rã, nước Nga kế thừa mãi đến năm 2006 mới trả hết khoản nợ “Lend-Lease Act”. Tấm gương của Liên Xô cho thấy việc trả nợ không hề đơn giản chút nào.

50 xe chiến đấu bộ binh Bradley sẽ được Mỹ cung cấp cho Ukraine trong gói viện trợ lớn nhất từ trước đến nay (Ảnh: Sohu).

50 xe chiến đấu bộ binh Bradley sẽ được Mỹ cung cấp cho Ukraine trong gói viện trợ lớn nhất từ trước đến nay (Ảnh: Sohu).

Đối với Ukraine cũng sẽ như vậy, nợ sẽ phải trả từ từ, không có tiền thì có thể khấu trừ bằng những thứ khác. Ví dụ, Ukraine rất giàu tài nguyên thiên nhiên, diện tích khoảng 600.000 km2, 70% trong số đó có thể được sử dụng để trồng trọt nông nghiệp, đất đai màu mỡ và đất đen chiếm đa số, với gần 1/3 diện tích đất đen trên thế giới. Ukraine được mệnh danh là "vựa lúa châu Âu", cũng là nước xuất khẩu dầu hướng dương lớn nhất thế giới, nước xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ ba, nước xuất khẩu lúa mì và ngô lớn thứ tư, v.v. Nếu đến lúc đó Ukraine không thể trả nợ, họ có thể sử dụng các nguồn tài nguyên trong nước làm tài sản thế chấp và vùng đất đen có thể là một lựa chọn tốt.

Tuy nhiên, đối với bản thân việc trả khoản nợ khổng lồ của Ukraine, bất kể khoản nợ được trả như thế nào, nợ nần cuối cùng vẫn đổ lên đầu người dân nước này.

Để có thể trả nợ, chính phủ Ukraine đã đặt mục tiêu phát hành trái phiếu chính phủ, bao gồm hryvnia và ngoại tệ dưới sự giám sát của IMF. Để hoàn trả viện trợ nước ngoài, chính phủ Ukraine có kế hoạch huy động 38 tỉ USD để bù đắp cho thâm hụt ngân sách. Vào năm 2024 tới, Ukraine cũng sẽ phải trả khoản thanh toán lớn như năm nay, khoảng 17,8 tỉ USD, trong đó bao gồm 10 tỉ USD nợ nước ngoài.

Trong lúc đó người dân Mỹ bắt đầu chán ghét cuộc chiến này. Theo dữ liệu được nền tảng gây quỹ Devex cung cấp, hầu hết các khoản viện trợ Ukraine đã nhận cần được hoàn trả, chỉ một phần nhỏ là quyên góp nhân đạo. Kể từ tháng 4 năm ngoái, các khoản đóng góp của người dân trên toàn thế giới cho Ukraine liên tục giảm, điều này cũng phản ánh mọi người rất chán ghét chiến tranh và đã hiểu Chiến tranh Nga-Ukraine đã diễn ra như thế nào.

Chính phủ của Tổng thống Zelensky sẽ phải trả nợ viện trợ nước ngoài 3,3 tỉ USD trong năm nay (Ảnh: QQ).

Chính phủ của Tổng thống Zelensky sẽ phải trả nợ viện trợ nước ngoài 3,3 tỉ USD trong năm nay (Ảnh: QQ).

Với việc cuộc chiến Nga-Ukraine bước sang năm thứ hai, Mỹ và phương Tây đang phải đối mặt với một vấn đề chiến lược quan trọng, đó là liệu mọi người có tâm lý chán ghét cuộc chiến tranh này hay không. Theo truyền thông Mỹ, các quan chức Ukraine đã tiết lộ những lo ngại tương tự và đây có thể là nguyên nhân chính của chuyến thăm cá nhân của ông Zelensky tới Mỹ hồi cuối năm ngoái.

Nhiều cuộc thăm dò dư luận cho thấy, tỷ lệ ủng hộ Ukraine của người dân Mỹ đang không ngừng giảm sút, mặc dù người Mỹ cho rằng Ukraine bị Nga "xâm lược" nhưng trong nội bộ Mỹ đã có những bất đồng rất lớn về việc ủng hộ Ukraine. Đảng Cộng hòa phổ biến cho rằng chính phủ Mỹ đã cung cấp quá nhiều viện trợ khiến Mỹ cũng phải trả giá đắt.

Với tư cách là "nhà tài trợ" lớn nhất hỗ trợ Ukraine, liệu Mỹ có thể thu hồi số tiền hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ USD trong mấy chục năm tới? Người ta ước tính điều đó là không thể. Chừng nào chiến tranh còn tiếp diễn, thiệt hại kinh tế của Mỹ sẽ tiếp tục tăng lên.