Các nước giàu đang áp dụng chính sách tài khóa 'cực kỳ liều lĩnh'

VietTimes – Bối cảnh lạm phát cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp như hiện nay đòi hỏi chính sách tiền tệ thắt chặt hơn chứ không phải nới lỏng.

Chính sách tài khóa mà các nước giàu áp dụng hiện nay là rất liều lĩnh, theo nhận định chuyên gia (Ảnh: AP)
Chính sách tài khóa mà các nước giàu áp dụng hiện nay là rất liều lĩnh, theo nhận định chuyên gia (Ảnh: AP)

Ngân sách của Chính phủ các nước giàu trên thế giới hiện đang trong tình trạng cực kỳ hiểm nghèo. Nước Mỹ đã tránh được một cuộc khủng hoảng trần nợ công, nhưng kết thúc 5 tháng đầu năm, thâm hụt ngân sách đã đạt khoảng 2,1 nghìn tỉ USD, tương đương 8,1% GDP.

Tại Liên minh châu Âu (EU), các chính trị gia nhận thấy rằng lãi suất đang tăng có nghĩa rằng các khoản nợ chiếm phần lớn trong khoản tiền 800 tỉ euro (865 tỉ USD) mà khối này dành cho chi tiêu phục hồi sau đại dịch có nguy cơ làm cạn kiệt ngân sách chung.

Chính phủ Nhật Bản gần đây đã loại bỏ việc đặt một khung thời gian cân đối ngân sách chính khỏi khung làm việc chính sách kinh tế của họ, trong đó không tính đến các khoản thanh toán lãi vãng lai, nhưng thâm hụt vẫn vượt quá 6% GDP. Vào ngày 13/6, lợi suất trái phiếu 2 năm của Chính phủ Anh đã tăng cao hơn mức từng đạt sau khi thông qua chương trình ngân sách tạm thời vào tháng 9 năm ngoái.

Chính sách tài khóa toàn cầu không chỉ trông có vẻ 'liều lĩnh', mà còn không phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay. Lạm phát cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp cho thấy thế giới cần có chính sách chặt chẽ hơn chứ không phải nới lỏng.

Vào ngày 14/6, Fed quyết định giữ nguyên lãi suất để có thời gian đánh giá tác động của các đợt nâng lãi suất trước đó đối với nền kinh tế. Nhưng với lạm phát vẫn ở trên mức 5%, ít người tin rằng Fed sẽ tiếp tục làm như vậy. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng đã nâng lãi suất một lần nữa. Ngân hàng trung ương Anh (BoE) gần như chắc chắn sẽ có hành động tương tự vào ngày 22/6 tới. Với mức lương danh nghĩa tăng với tốc độ 6,5% mỗi năm, Anh là nước duy nhất dễ bị mắc vào vòng xoáy lương-giá.

2.png
Thâm hụt ngân sách liên bang Mỹ (Ảnh: The Economist)

Đáng ngạc nhiên là các chính trị gia 'chưa' nhận ra điều này. Thâm hụt của Mỹ trước đây vượt qua 6% chỉ trong những thời kỳ bất ổn: Thế chiến II, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và gần đây nhất là sau lệnh phong tỏa do COVID-19.

Ngày nay, không có thảm họa nào như vậy khiến cho việc chi tiêu khẩn cấp trở nên cần thiết. Ngay cả cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu cũng đã tạm dừng. Tác dụng chính của tất cả những khoản vay mượn khổng lồ này là để kích thích nền kinh tế, buộc lãi suất phải cao hơn mức cần thiết.

Lãi suất cao làm tăng nguy cơ bất ổn tài chính, đồng thời ảnh hưởng tới ngân sách của Chính phủ. Cứ mỗi 1 điểm phần trăm lãi suất tăng, chi phí trả nợ của Chính phủ Anh sẽ tăng 0,5% GDP trong một năm. Một nguyên nhân khiến Mỹ gặp phải tình trạng thâm hụt ngân sách chính là lợi nhuận của Fed – chảy vào kho bạc của Bộ Tài chính – đã chuyển thành lỗ do họ phải thanh toán lãi nhiều hơn đối với số tiền mà chính họ in ra để mua trái phiếu trong giai đoạn kích thích kinh tế.

Chính sách tiền tệ kiểm soát được lạm phát chỉ khi chính sách tài khoá được sử dụng một cách thận trọng, khả năng mất kiểm soát càng tăng khi lãi suất tăng.

Thế nhưng nỗ lực của các chính trị gia trong việc thay đổi còn rất hạn chế. Ngay cả sau khi Đạo luật Trách nhiệm Tài khóa – giúp nâng trần nợ của Mỹ và giảm chi tiêu công – được thông qua, nợ công ròng được dự báo sẽ tăng từ 98% GDP hiện nay lên 115% GDP vào năm 2023.

Chính phủ Anh – đã có kế hoạch thắt lưng buộc bụng từ năm ngoái – giờ còn muốn giảm thuế. Khu vực đồng tiền chung euro nhìn tổng thể thì đủ vững chắc, nhưng nhiều nước thành viên riêng lẻ lại dễ tổn thương. Với mức lãi suất được kỳ vọng ở hiện tại – và còn có thể tăng thêm – việc giảm tỷ lệ nợ/GDP khổng lồ của Italy xuống còn 1 điểm mỗi năm trong vòng vài thập kỷ tới có thể đòi hỏi trạng thái thặng dư duy trì trước khi thanh toán lãi 2,4% GDP.

Trong khi đó, lương hưu và hệ thống thống chăm sóc y tế đối diện với sức ép từ giá hóa dân số; đạt mức khí thải carbon ròng bằng 0 đòi hỏi đầu tư công; và chi tiêu quốc phòng cần phải tăng để đối phó với các mối đe dọa. Những nhu cầu này không phải là không xứng đáng. Nhưng nếu các Chính phủ muốn thỏa mãn những nhu cầu đó, họ sẽ cần phải tăng thuế - hoặc chấp nhận những hậu quả về lạm phát./.

Theo The Economist