Ngoài ra, theo lời Đô đốc Harry Harris, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, hai ngày trước đây Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đã tiến hành cuộc tập trận hải quân ở Biển Philippines. Thực tiễn tổ chức diễn tập quan sự ở định dạng này đã được khôi phục từ năm ngoái, nhưng đây là lần đầu tiên tổ chức tại vùng lân cận biển Đông.
Các nhà phân tích lưu ý đến các nỗ lực mới của Mỹ lôi kéo Ấn Độ vào cuộc đối đầu với Trung Quốc trong khu vực này. "Ấn Độ biết điều đó và muốn điều đó", chuyên gia IMEMO Petr Topychkanov khẳng định. Ông nói: "Lợi ích của Ấn Độ và Mỹ đều giống nhau ở khu vực này. New Delhi muốn hạn chế sự gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh. Và Ấn Độ cũng không phản đối nếu chuyển sự căng thẳng ra khỏi các khu vực xung quanh biên giới của mình, gần với Trung Quốc hơn".
Ở khía cạnh này, đề nghị của Ấn Độ thành lập căn cứ hải quân tại Việt Nam rất đáng chú ý. Đây sẽ là phản ứng đối với những liên hệ của Trung Quốc với các láng giềng gần nhất của Ấn Độ như Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka. Ấn Độ quan tâm đến việc làm thế nào để tạo điều kiện tiên quyết cho sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực Đông Nam Á. Cho dù bằng cách sử dụng căn cứ, sự hiện diện tạm thời hoặc vĩnh viễn của các tàu chiến, hay các cuộc tập trận hải quân đa phương.
Nhật Bản cũng theo đuổi mục đích tương tự thêm một nước tham gia vào các cuộc tập trận tương lai trên biển Philippine. Tokyo vui vẻ nhận lời mời của Mỹ tham gia cuộc diễn tập, thể hiện vai trò quân sự và chính trị của Nhật Bản đang gia tăng ở châu Á.
Chuyên gia của Viện Viễn Đông Viktor Pavlyatenko nhận định: "Trong thực tế, chúng ta thấy Nhật Bản đang khởi đầu giai đoạn mới bước ra sân khấu quốc tế. Và ở đây sẽ có sự tranh chấp giữa Tokyo với Bắc Kinh. Với lý do Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước về Luật biển, Nhật Bản có quyền tham gia vào chiến dịch Đông Nam Á với tất cả những ai muốn kiềm chế tham vọng của Trung Quốc".
Theo Sputnik