Bà Tùng Long trở lại văn đàn Việt với 10 đầu sách hot

VietTimes – Sáng 31/7, NXB Trẻ công bố 10 đầu sách hot vừa ấn bản trở lại của Bà Tùng Long (1915-2006).
Những đầu sách hot của Bà Tùng Long vừa được ấn bản trở lại
Những đầu sách hot của Bà Tùng Long vừa được ấn bản trở lại

10 đầu sách không thể bỏ qua trong lần ấn bản này của Bà Tùng Long có: “Đường tơ đứt nối”, “Một vụ án tình”, “Những ai gieo gió”, “Bóng người xưa”, “Bên hồ Thanh Thủy”, “Con đường một chiều”, “Đời con gái”, “Một lần lầm lỡ”, “Duyên tình lạc bến” và “Người xưa đã về”.

Trước năm 1975, Bà Tùng Long là một tên tuổi nổi danh. Cây bút nữ này từng “làm mưa làm gió” khắp miền Nam với 68 tiểu thuyết và hơn 400 truyện ngắn được bạn đọc cực kỳ ái mộ.

Tên thật của nữ sĩ là Lê Thị Bạch Vân, sinh trưởng tại Đà Nẵng, quê nội ở Hội An, theo thân phụ vào Sài Gòn năm 1932. Cô nữ sinh tốt nghiệp trường trung học College Des Jeunes Filles Indigenes (Nữ trung học bản xứ) mà người Sài Gòn quen gọi là trường trung học Áo Tím (do đồng phục của nữ sinh là áo dài màu tím). Lê Thị Bạch Vân từng đi dạy Pháp văn, viết báo cho nhiều tờ báo ở Sài Gòn như các báo Sài gòn mới, Phụ nữ ngày nay, Phụ nữ ngày mai, Duy Tân, Đông Phương

Năm 1935, Lê Thị Bạch Vân kết hôn với nhà báo Hồng Tiêu Nguyễn Đức Huy – chủ bút tờ nhật báo Sài thành lúc bấy giờ. Bà viết văn từ năm 1953, với bút hiệu Bà Tùng Long do chồng đặt giúp; mang hàm ý theo câu “Vân Tùng Long, Phong Tùng Hổ” (nghĩa là mây theo gió, gió theo cọp).

Bà tên Vân nên được nhà báo Hồng Tiêu đặt cho bút danh là Bà Tùng Long. Lúc sinh thời, bà cũng thích dùng tên Bà Tùng Long hơn nghe người khác gọi mình là nữ sĩ giống như Đạm Phương nữ sĩ, Tương Phố nữ sĩ.

"Đi giao lưu văn học ở nhiều tỉnh miền Nam Bộ, nếu giới thiệu nhà văn Nguyễn Đông Thức, nhiều người bảo chưa nghe bao giờ, nhưng hễ bảo tôi là con trai của Bà Tùng Long thì lập tức ồ lên bảo đã từng đọc cuốn này cuốn kia của má tôi" - Nhà văn Nguyễn Đông Thức kể
"Đi giao lưu văn học ở nhiều tỉnh miền Nam Bộ, nếu giới thiệu nhà văn Nguyễn Đông Thức, nhiều người bảo chưa nghe bao giờ, nhưng hễ bảo tôi là con trai của Bà Tùng Long thì lập tức ồ lên bảo đã từng đọc cuốn này cuốn kia của má tôi" - Nhà văn Nguyễn Đông Thức kể

Chỉ với lối viết mộc mạc, giản dị, nhưng danh tiếng của Bà Tùng Long lẫy lừng ở mảng tiểu thuyết tâm lý xã hội, với biệt tài cuốn hút người khác bằng những câu chuyện tình cảm feuilleton (truyện nhiều kỳ trên báo) về những mối tình trái ngang của Thúy (Đường tơ đứt nối), Phương Chi (Một vụ án tình), Thúy Ái (Bóng người xưa)…

Chuyện tình cảm của Bà Tùng Long không phải sướt mướt bi lụy mà mang nhiều hàm ý giáo dục đạo đức, ý thức vươn  lên trong cuộc sống, hướng tới lý tưởng thanh cao, hướng thiện; với mục đích lành  mạnh hóa xã hội manh nha suy thoái thời bấy giờ.

Lần ấn bản trở lại này, NXB Trẻ xuất bản 10 đầu sách của Bà Tùng Long, như một sự ghi nhận quý giá với một cây bút nữ đặc biệt của văn đàn Việt.

“Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không sao hiểu được tại sao má – một cô gái trẻ đẹp, học giỏi, con nhà gia giáo, lại hết lòng yêu thương ông thầy dậy văn của mình, một nhà báo – nhà thơ ngang tàng, cao ngạo, đã có vợ ba con, coi tiền bạc danh vọng như cỏ rác. Bà đã đi theo nâng khăn sửa túi, suốt đời thương yêu hầu hạ ông, chịu bao vất vả cực khổ cho tới ngày ông qua đời” - Nhà văn Nguyễn Đông Thức, con trai của Bà Tùng Long kể.

Nhà văn Nguyễn Đông Thức kể nhiều hồi ức về má
Nhà văn Nguyễn Đông Thức kể nhiều hồi ức về má

“Má tôi viết văn chỉ giản dị là để nuôi con. Tuy nhiên, chúng tôi không bao giờ dám đùa với tác phẩm của má. Vì hồi đó má tôi viết cùng lúc rất nhiều cuốn, nhiều truyện, mỗi ngày viết vài trang, in báo dài kỳ nên phải hoàn tất để còn đem chuyển in, vì vậy cũng để lại nhiều lỗi. Lần ấn bản này, chúng tôi cố gắng cao nhất để chỉnh sửa mọi lỗi sai. BTV của NXB chỉ chỉnh sửa các lỗi sai thôi, chứ chúng tôi buộc phải cẩn trọng với từng chữ, tôn trọng văn phong và toàn bộ nội dung, cốt truyện mà má tôi đã sáng tác” – Nhà văn Nguyễn Đông Thức cho biết.

Ông chia sẻ thêm về má: “Năm 1972 khi các con đã trưởng thành là má tôi gác bút quy ẩn. Má mất năm 2006 tại nhà riêng, hưởng thọ 92 tuổi. Thật ra, hồi còn sống, bà có dặn dò cả 9 người con là không ai được theo nghiệp viết văn. Nhưng cuối cùng cũng có 3 đứa con của bà theo nghề má. Tôi tốt nghiệp đại học luật, lẽ ra đã có thể trở thành một luật sư, nhưng cuối cùng lại đi theo nghề viết văn, làm báo”.

Nói về nghề văn, nhà văn Nguyễn Đông Thức cho rằng nghề chọn người chứ người không chọn được nghề văn. Nhà văn nói: “Cho dù có những người được đào tạo bài bản về viết văn nhưng vẫn không thành nhà văn. Trong khi đó, nhiều nhà văn lại sống cả đời với nghề này, mà không hề định trước”.

Nhà thơ Lê Thị Kim chúc mừng nhà văn Nguyễn Đông Thức nhân dịp ra mắt bộ sách của má - cây bút nữ mà đông đảo độc giả mến mộ
Nhà thơ Lê Thị Kim chúc mừng nhà văn Nguyễn Đông Thức nhân dịp ra mắt bộ sách của má - cây bút nữ mà đông đảo độc giả mến mộ 
Nhà văn Bích Ngân tặng hoa chúc mùng nhà văn Nguyễn Đông Thức và xúc động kể những ấn tượng về văn chương của Bà Tùng Long
Nhà văn Bích Ngân tặng hoa chúc mùng nhà văn Nguyễn Đông Thức và xúc động kể những ấn tượng về văn chương của Bà Tùng Long 
Từ phải qua: Nhà báo Quỳnh Nguyễn thay mặt gia đình tặng hoa tới ông Nguyễn Minh Nhựt, giám đốc NXB Trẻ nhân dịp ấn hành bộ truyện; nhà văn Nguyễn Đông Thức (ngoài cùng bìa trái)
Từ phải qua: Nhà báo Quỳnh Nguyễn thay mặt gia đình tặng hoa tới ông Nguyễn Minh Nhựt, giám đốc NXB Trẻ nhân dịp ấn hành bộ truyện; nhà văn Nguyễn Đông Thức (ngoài cùng bìa trái)