Câu trả lời mà giáo sư triết học Sean Dorrance Kelly tại ĐH Harvard đưa ra trong một bài tiểu luận cho tạp chí MIT Technology Review là “Không”.
Theo ông Kelly, một AI có thể tạo ra một bản nhạc khéo léo theo phong cách Bach hay một chiến lược cờ vây xuất sắc, nhưng nó sẽ không bao giờ là một “kẻ sáng tạo độc lập” như một con người suy nghĩ tự do.
“Sáng tạo là một trong những đặc điểm xác định đặc trưng của con người,” Kelly viết. “Nhưng kiểu sáng tạo này lại phụ thuộc vào việc chúng ta coi trọng hay quan tâm đến nó như thế nào”. Bởi công nghệ nên chúng ta bắt đầu ít coi trọng sự sáng tạo hơn, điều này giống như cái cách mà máy móc đã hạ cấp sự sáng tạo xuống thành lựa chọn nhị phân đơn giản “Có hoặc Không”.
Kelly tin rằng AI sẽ không bao giờ đạt đến được sự sáng tạo của con người. Ông lo lắng rằng việc con người ngày càng ít coi trọng vai trò của sự sáng tạo sẽ khiến chúng ta có nguy cơ thay thế sáng tạo của con người bằng “sáng tạo của máy móc”.
“Thành tựu sáng tạo của con người – bởi cách nó gắn kết với xã hội - sẽ không chịu khuất phục trước những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo”, ông viết. “Nếu chúng ta phủ nhận điều đó có nghĩa là đã hiểu sai cả về bản chất con người và ý nghĩa của sự sáng tạo đối với chúng ta.”
Nhưng điều này cũng không đơn thuần là đen hay trắng. Kelly tin rằng, khi nhiều năm nữa, nếu robot học được cách tự suy nghĩ và trở nên độc lập khỏi những ảnh hưởng của con người thì các mô thức đó có thể bị thay đổi.
Theo Khoa học & Phát triển
http://khoahocphattrien.vn/khoa-hoc/ai-khong-bao-gio-co-the-la-nghe-si/201902250824162p1c160.htm