12 bức ảnh vệ tinh chứng minh sự thay đổi đáng kinh ngạc của Trái đất (P1)

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trong vài thập kỷ qua, hành tinh của chúng ta liên tục thay đổi do kết quả của các sự kiện tự nhiên và tác động của con người. Bộ sưu tập hình ảnh do Google Earth chụp lại sau đây đã chứng minh điều này.

1. Những hòn đảo mới xuất hiện trên bản đồ tại Dubai

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Thành phố Dubai đã trải qua sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Dân số tại đây tăng từ khoảng 500.000 ( năm 1990) lên hơn 3,3 triệu người (năm 2020). Thành phố này được biết đến là một trong những trung tâm kinh doanh nổi bật nhất trên thế giới. Diện tích của nơi này cũng tăng lên đáng kể nhờ các cụm đảo nhân tạo gồm Quần đảo Palm và Quần đảo Thế giới.

2. Vùng nước đổi màu ở Hồ Natron, Tanzania

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Thoạt nhìn, nhiều người có thể nghĩ rằng bức ảnh trên là đất màu. Tuy nhiên, đó thực chất là một hồ nước màu hồng. Do có độ mặn cao kết hợp với nhiệt độ hơn 40 độ C, độ kiềm có thể đạt đến độ pH lớn hơn 12, mang lại màu sắc khác thường cho hồ nước. Đây là một trong những hồ nguy hiểm nhất và nguy cơ gây chết người trên Trái đất. Tùy thuộc vào thời điểm trong năm, tảo và vi khuẩn sinh sôi trong hồ khiến màu sắc của nước thay đổi.

3. Chặt phá rừng trồng đậu tương ở San Julián, Bolivia

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Trong những năm gần đây, Amazon và Nam Mỹ là những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Những đám cháy rừng lớn đã từng ảnh hưởng đến khu vực sinh thái rộng lớn này của thế giới. Bên cạnh đó, nạn khai thác gỗ đang diễn ra để phát triển khu nông nghiệp, khiến diện tích rừng giảm đi đáng kể. Phần lớn không gian mới này được sử dụng để làm đồn điền, chủ yếu tập trung vào việc trồng đậu tương để làm thức ăn cho gia súc.

4. Nhà máy điện mặt trời của Trung Quốc

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch thu được từ những yếu tố tự nhiên như gió, mặt trời, đảm bảo thân thiện với môi trường. Nguồn năng lượng này không tạo ra chất ô nhiễm, giúp hạn chế sự nóng lên toàn cầu. Ngày càng có nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức đã tiến tới khai thác và sử dụng loại năng lượng này, thông qua việc tạo ra các công viên năng lượng mặt trời trên lãnh thổ.

Trong bức ảnh trên, bạn có thể thấy một trong những nhà máy năng lượng mặt trời do Trung Quốc xây dựng với quy mô lớn.

5. Sông băng Columbia ở Hoa Kỳ đang tan chảy và dần biến mất

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Sông băng nằm ở bờ biển phía nam của Alaska là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự thay đổi nhiệt độ trên toàn Trái đất. Hiện tượng nóng lên toàn cầu đã khiến băng ở 2 cực tan nhanh, mực nước biển cũng tăng dần trong thập kỷ qua. Sông băng Columbia ở Hoa Kỳ là một trong những sông băng di chuyển nhanh nhất trên thế giới và đã biến mất so với hình ảnh những năm 1980.

6. Khai thác dầu cát tại Canada đang gây ảnh hưởng đến môi trường

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Đây là một trong những lĩnh vực khai thác gây tổn hại nhất đối với môi trường. Quá trình chiết xuất dầu từ những bãi cát này đòi hỏi sử dụng rất nhiều năng lượng và nước, đồng thời thải ra lượng lớn các tác nhân gây ô nhiễm và độc hại vào môi trường. Các nhà khoa học EU khẳng định, loại dầu này chứa quá nhiều carbon so với dầu mỏ thường, hoàn toàn không phù hợp với xu hướng “xanh” hiện nay. Để có được 1 thùng dầu cần từ 2 - 4 thùng nước, lượng nhiên liệu đủ sưởi ấm ngôi nhà trong 4 ngày, chưa kể sinh nhiều khí thải và nước thải. Quá trình chiết tách dầu tạo nhiều CO2 gấp 2 - 3 lần so với sản xuất dầu truyền thống.

Tại Canada, ngành công nghiệp khai thác dầu cát đang hủy hoại thiên nhiên. Theo Oil and Gas Journal, qua tầm nhìn từ vũ trụ có thể nhìn thấy thải độc hại của các mỏ cát dầu Canada. Lượng khí thải nhà kính tại đây tăng gấp 3 lần trong thập kỷ qua. Rất nhiều loài cá mang dị tật, mô hình di cư của chim và tuần lộc trong vùng cũng thay đổi.

(còn tiếp)

Theo BrightSide