Cụ thể, 22 địa phương này gồm Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Phú Yên, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh.
Số tiền này sẽ được trích kinh phí từ Quỹ cứu trợ tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh quản lý.
Công dân có hộ khẩu thường trú tại Thái Nguyên đang làm việc, sinh sống tại các tỉnh này gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ khai báo trực tuyến về địa chỉ: hotrocongdan.thainguyen.gov.vn và trên ứng dụng chính quyền điệ̣n tử C-ThaiNguyen.
Người nhận hỗ trợ phải có giấy tờ tùy thân chứng minh là người của tỉnh Thái Nguyên, giấy tờ làm việc nơi đang sinh sống tại các tỉnh, thành phố phía Nam (CMND, CCCD, giấy tạm trú nơi đang sinh sống/giấy xác nhận nhân sự của cơ quan/tổ chức nơi đang làm việc…).
Kế hoạch của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc hỗ trợ cho người dân Thái Nguyên tại các tỉnh, thành phố phía Nam. |
Lãnh đạo UBND tỉnh giao Công an tỉnh, Sở Ngoại vụ, MTTQ, Sở LĐ-TBXH, Kho bạc tỉnh, NHNN chi nhánh Thái Nguyên, Sở Tài chính, Sở TT-TT tiếp nhận thông tin, xử lý và thực hiện cho người lao động, thời gian thực hiện tối đa trong 1 ngày.
PGĐ Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên, ông Trần Tùng cho biết, thống kê sơ bộ tỉnh này có khoảng 1 vạn công dân đang sinh sống trong các vùng dịch phía Nam cần hỗ trợ, hiện đang rà soát 5.500 trường hợp qua Sở LĐ-TBXH của tỉnh.
Thái Nguyên cũng chỉ đạo, việc hỗ trợ tuyệt đối không được để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, không để trục lợi; thủ tục đơn giản nhất để các công dân được tiếp cận với hỗ trợ của tỉnh.