Phe đối lập Syria nhờ Nga bảo vệ trước IS

Trung tâm hòa giải các bên tham chiến tại Syria sẽ hỗ trợ việc đảm bảo an toàn cho thủ lĩnh các nhóm đối lập Syria và lãnh đạo chính quyền địa phương đã hưởng ứng thỏa thuận ngừng bắn.
Phi công Nga tham gia chiến dịch không kích chống khủng bố tại Syria
Phi công Nga tham gia chiến dịch không kích chống khủng bố tại Syria

Trung tướng Sergei Kuralenko, người đứng đầu Trung tâm tuyên bố như vậy hôm 5/3. Theo ông, kể từ khi Trung tâm hòa giải được khởi động, các chuyên gia Nga đã tiến hành 23 cuộc tiếp xúc với đại diện các toán đối lập và các lực lượng chính trị Syria khác nhau.

Nếu trong những ngày đầu, điều kiện chính của các lãnh đạo đối lập khi chấp nhận ngừng bắn là sự đảm bảo an toàn trước các cơ cấu chính phủ Syria thì tình hình hiện nay đã thay đổi. "Họ yêu cầu chúng tôi bảo vệ trước các nhóm chiến binh khủng bố nhà nước Hồi giáo IS và các tổ chức khủng bố khác đã tuyên bố "săn lùng" những nhân vật đối lập ký thỏa thuận hòa giải",  ông Kuralenko cho biết.

Trong khi kết quả cuộc thăm dò dư luận xã hội do hãng nghiên cứu Populus thực hiện trong khuôn khổ đề án “Sputnik.Mneniya” ở Mỹ và các nước châu Âu chỉ ra rằng châu Âu không được xem như lực lượng chính trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố và cụ thể là chống IS ở Syria.

Vị trí dẫn đầu trong cuộc chiến này, theo khảo sát thuộc về Mỹ. Theo cái nhìn của người châu Âu, còn thêm một quốc gia quan trọng trong cuộc đối đầu với tổ chức khủng bố ở Syria là Nga.

Trong cuộc phỏng vấn của hãng Sputnik, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chủ nghĩa khủng bố thuộc Viện Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ 21, bà Merwe Onenli Guven, chuyên gia trong lĩnh vực an ninh đã đánh giá kết quả khảo sát này.

Theo nhận xét của chuyên viên, việc người châu Âu và người Mỹ coi Washington như sức mạnh chính trong cuộc chiến chống IS có thể lý giải bởi hình dung nhất định của họ về an ninh và vai trò của Mỹ trong việc đảm bảo an ninh chung.  Bà Guven nhấn mạnh rằng ở châu Âu ngay từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã tồn tại ý tưởng về chính sách đảm bảo an ninh "dưới sự bảo trợ của Mỹ". Còn những mối đe dọa hiện đại như chiến sự ở Syria và tình trạng gia tăng số lượng dân tị nạn chỉ củng cố hơn nữa định kiến này của người châu Âu.

"Phân tích những tuyên bố mà ban lãnh đạo Mỹ đưa ra, có thể thấy rằng trong điều kiện Nga tăng cường vị thế ở Trung Đông, để xử lý quan hệ với Nga, Mỹ chọn lối mâu thuẫn, tiến hành chính sách nhân nhượng lơ lửng. Điều này có thể xem là một lý do nữa khiến người châu Âu càng lầm tưởng Hoa Kỳ là thủ lĩnh dẫn đầu trong quá trình đàm phán về khủng hoảng Syria", chuyên gia Guven đánh giá.

Theo Sputnik