Sau khi lệnh cấm từ phía Mỹ, các nhà máy của ZTE phải ngừng hoạt động vì rất nhiều khách hàng hủy bỏ thỏa thuận, Công ty sản xuất điện thoại lớn nhất Trung Quốc hi vọng chỉ mất ít nhất là 20 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 3,1 tỷ USD).
Vào giữa tháng 4 vừa qua, Chính phủ Mỹ ra lệnh cấm các công ty nước mình không được bán các bộ phận, phần mềm cũng như cung cấp dịch vụ viễn thông cho ZTE của Trung Quốc trong vòng 7 năm nữa. Bộ Thương mại Mỹ đã áp đặt lệnh cấm lên ZTE sau khi công ty này vi phạm một thỏa thuận trừng phạt các nhân viên đã bị bắt quả tang vận chuyển hàng hóa Mỹ đến Iran.
Lệnh cấm đặc biệt đe dọa nặng nề đến lĩnh vực tài chính và các đơn đặt hàng của ZTE, một số khách hàng phá vỡ các thỏa thuận đã được niêm phong, Bloomberg đưa tin. Không những thế trụ sở của công ty tại Thâm Quyến, Trung Quốc cũng phải chi khoảng 80 triệu đến 100 triệu Nhân dân tệ (12 triệu đến 15 triệu USD) cho các chi phí hoạt động hàng ngày trong khi hầu hết 75.000 nhân viên không có việc làm, nguồn tin cho biết thêm.
Ngoài việc phải trả 890 triệu USD tiền phạt do vi phạm của nhân viên, giá trị của ZTE cũng giảm gần 40% vào tháng 4 vừa qua. Công ty môi giới Jefferies hạ vị trí xếp hạng của ZTE xuống mức "kém hiệu quả".
Ngay sau đó, Chủ tịch Tập Cận Bình phải đứng ra đàm phán thương mại với Tổng thống Trump để Mỹ có thể ngưng lệnh cấm đối với ZTE. Đầu tháng qua, Tổng thống Trump đã có những động thái đầu tiên kêu gọi Bộ Thương mại Mỹ tạo điều kiện để "nhanh chóng đưa ZTE hoạt động trở lại".
Ngày 22/5 vừa qua Ủy ban phân bố ngân sách Hạ viện Mỹ đã sửa đổi lệnh cấm đối với ZTE, cho phép công ty viễn thông Trung Quốc tiếp tục giao dịch với các công ty Mỹ, tuy nhiên vẫn có lời khiển trách mạnh mẽ đến Tổng thống Trump.
Theo ICT News