Mới đây, giáo sư Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc phòng Úc đã nêu bật 5 kết luận
chủ yếu của Tòa Trọng tài Quốc tế và tác động có thể có đối với tranh
chấp Biển Đông trên tạp chí The Diplomat (Nhật Bản).
Nếu
Bắc Kinh muốn trở thành một bên tham gia chính được tôn trọng trong đấu
trường toàn cầu, thì nước này phải tuân thủ và duy trì pháp trị. Trung
Quốc không thể hành động theo bộ quy tắc của riêng mình, hay tồi tệ hơn
là khoe khoang chủ nghĩa ngoại lệ trên chính trường thế giới để
tất cả cùng thấy.
VietTimes -- Thúc đẩy sự ủng hộ của
Mỹ, Philippines có thể sẽ ít kiềm chế hơn và tham gia vào các hành vi nguy
hiểm khi tuyên bố chống lại Trung Quốc, có khả năng sẽ lôi kéo Mỹ vào một cuộc
xung đột quân sự với Trung Quốc trên những bãi đá không người sinh sống ở Biển
Đông.
Ngày 12/7 tới, Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế sẽ ra phán quyết trong vụ Philippines kiện
Trung Quốc về những đòi hỏi chủ quyền ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông. Phán
quyết này sẽ là một sự trắc nghiệm đối với sự đoàn kết nội bộ của ASEAN về vấn đề Biển Đông.
Tân Hoa Xã cho rằng cho tới thập niên 60 của thế kỷ trước, trên Biển Đông chỉ có một số sự cố bất đồng nhỏ cho tới khi Mỹ can thiệp. Trung Quốc đã giữ gìn hòa bình toàn diện trên vùng biển này thông qua
đối thoại liên tục và hòa hoãn với các nước có liên quan...
VietTimes -- Washington đã triển khai hai cụm tác chiến
tàu sân bay xung quanh Biển Đông và Mỹ muốn gửi một thông điệp cơ bắp. Hoàn Cầu cáo buộc Mỹ chờ đợi sự phục tùng của Trung Quốc.
Tờ báo hô hào Trung Quốc tăng cường năng lực
răn đe quân sự khiến Mỹ “hộc máu mũi” nếu như định can thiệp bằng sức mạnh.
Trung Quốc, qua trung gian báo đảng, tuyên bố sẵn sàng thương lượng với
Philippines nếu Manila bỏ qua phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực
La Haye công bố vào tuần tới, mà dư luận rộng rãi dự ba sẽ bất lợi cho Bắc
Kinh, Reuters cho biết.
Một số báo Nhật ngày 3/7 cho biết, chính phủ Nhật Bản đang phối hợp
với các nước trong nhóm G7 để ra tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc tôn
trọng một phán quyết quốc tế sắp tới liên quan đến yêu sách chủ quyền
của Trung Quốc ở Biển Đông.
VietTimes -- Điều
gì sẽ xảy ra nếu việc triển khai khu vực nhận diện phòng không là không đủ
trong mắt Trung Quốc và nước này muốn đẩy vấn đề tới xung đột?
Trung
Quốc có thể sẽ quyết định gây sức ép tại tất cả các điểm nóng ở châu Á, đặc biệt
là trở thành kẻ phá bĩnh, National Interest nhận định.
VietTimes -- Rõ
ràng Trung Quốc có rất ít cơ hội để thắng kiện dựa trên cơ sở pháp lý. Thay vào
đó, nước này theo đuổi chiến lược làm suy yếu và làm giảm uy tín của quá trình
tố tụng, gây mất đoàn kết giữa các quốc gia có khả năng được hưởng lợi từ vụ kiện
này.
VietTimes -- Điều Mỹ hy vọng là Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế về
giao thông tại Biển Đông. Xây dựng các đảo nhân tạo và phi trường, đường băng cho máy bay là chuyện điên rồ. Lực lượng tàu bè cũng thế.
Trung Quốc đang xây bia cho đối phương tấn công, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Thomas Shannon nói
VietTimes -- Mỹ liên tục cảnh báo rằng những hành động như tuyên bố thiết lập
vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), bồi lấp, xây dựng trên bãi cạn Scarborough hoặc
quân sự hóa các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đòi hỏi những biện pháp cứng rắn
và buộc Trung Quốc phải trả giá đắt từ Washington.
VietTimes -- Phe siêu dân tộc chủ nghĩa trong tổ hợp quân sự-công nghiệp
muốn đánh bật những nước tuyên bố chủ quyền khác bao gồm Philippines và Việt
Nam khỏi những vị trí những nước này đang kiểm soát. Phái diều hâu Trung Quốc
thậm chí hoan nghênh một cuộc chiến chớp nhoáng, Wall Street Journal phân tích.
VietTimes -- Bắc Kinh
tìm cách biến Biển Đông từ một tuyến hải lộ quốc tế thành một hiểm lộ do Trung Quốc kiểm soát.
Trung
Quốc đang càng ngày càng dấn vào một cuộc chơi nguy hiểm và đồng thời nước này
dường như không đánh giá đúng những hậu quả nghiêm trọng tiềm tàng do hành động
của mình, AsiaTimes kết luận.
Cần tính đến một phương án
tất cả các nước ở Biển Đông có vùng biển bị Trung Quốc
đưa vào phạm vi “đường lưỡi bò”, cùng kiện Trung Quốc ra các cơ quan
tài phán quốc tế - PGS. TS, thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân kiến nghị.
Trung Quốc
tăng cường ảnh hưởng đối với các nước ASEAN khác nhằm tách họ khỏi các
vấn đề Biển Đông, tập trung bao vây, cô lập Việt Nam với các nước ASEAN,
vì Trung Quốc cho rằng Việt Nam là lực cản lớn nhất đối với chiến lược độc chiếm Biển Đông của họ - PGS. TS, thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân nhận định.
VietTimes -- Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế được trông đợi sắp ra
phán quyết về vụ Philipines kiện yêu sách chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc ở
Biển Đông và Mỹ đã có chuẩn bị để đáp trả bất cứ hành động liều lĩnh nào của
Trung Quốc.
Ngày 27/6, tổng thống đắc cử Rodrigo Duterte tuyên bố sẽ không đưa
ra bất kỳ bình luận nào về tranh chấp biển Đông với Trung Quốc cho tới
khi Toà trọng tài Quốc tế ra phán quyết cuối cùng, RFI cho biết.
Ông Hun Sen nêu lại quan điểm không ủng hộ việc Tòa trọng tài Thường
trực ra phán quyết về Biển Đông và nói sẽ phản đối bất cứ tuyên bố nào
của ASEAN ủng hộ phán quyết.