Tuy nhiên, theo một lãnh đạo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu này chủ yếu nhờ đóng góp của Samsung và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác, các doanh nghiệp trong nước gần như đóng góp rất ít vào con số này.
Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác của VN cũng đạt con số khá ấn tượng, như hàng dệt may xuất khẩu được 15 tỉ USD; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 9,9 tỉ USD; giày dép đạt 8,1 tỉ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 5,2 tỉ USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,4 tỉ USD…
Song đáng buồn nhiều mặt hàng nông thủy sản của VN lại gặp khó trong xuất khẩu. Như xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 4,2 tỉ USD, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm trước; cao su đạt 921 triệu USD, giảm 10,3% so với cùng kỳ; cà phê giảm 32,4% về lượng; gạo giảm 6,5% do Trung Quốc (chiếm 35% thị phần xuất khẩu) giảm nhập khẩu…
Trong khi đó, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tám tháng ước tính đạt 109,9 tỉ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhập ôtô đạt 3,8 tỉ USD, tăng 80,2% (trong đó ôtô dưới chín chỗ tăng 63,3%); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 18,9 tỉ USD...
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 32,7 tỉ USD, chiếm 29,8% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Hàn Quốc 18,8 tỉ USD…
Như vậy, nhập siêu tám tháng năm 2015 lên khoảng 3,6 tỉ USD. Riêng nhập siêu từ Trung Quốc tám tháng năm nay khoảng 22,3 tỉ USD.
Điều này có nghĩa VN đang xuất siêu sang nhiều thị trường nhưng tổng thể chung VN vẫn nhập siêu vì nhập khẩu từ Trung Quốc quá lớn, vượt xa so với xuất siêu sang một số thị trường khác.
TheoTuổi trẻ