Ông Trần Anh Tú - Chủ tịch HĐQG, Tổng giám đốc VPF đã có những trao đổi với Bóng đá: “Phương án mà VPF đưa ra nhằm chuẩn bị cho giai đoạn mà dịch Covid-19 lắng xuống và Chính phủ, Nhà nước cho phép V-League được tổ chức trở lại”. Thực ra đó chỉ là cách “vụng chèo, khéo chống” bởi trong công văn thì VPF đã ấn định thời gian triển khai của 2 phương án cho các CLB lựa chọn.
Cả làng đều “khóc”
Không khó để thấy nếu tập trung ở 7 sân phía bắc thì CLB phía Nam, miền Trung như Sài Gòn, TP.HCM, B. Bình Dương, HA Gia Lai, Quảng Nam… do gặp bất lợi nhiều thứ, nhất là đội kinh phí ăn ở, đi lại. Ngay cả những đội có “sân nhà” như Nam Định, Hải Phòng, Than Quảng Ninh đều không ủng hộ bóng lăn khi dịch bệnh COVID-19 chưa thể kiểm soát.
Các cầu thủ TP.HCM đang phải đeo khẩu trang đến sân tập luyện. Ảnh CLB
|
Trong khi đó tân binh Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, nếu không được đá sân nhà thì “thiệt đơn, thiệt kép”, cũng như Nam Định, đội bóng Núi Hồng rất cần có sự cỗ vũ, tiếp sức của khán giả. Có chăng, SLNA đang bị sức ép “cấm sân” của VPF do điều kiện thi đấu không đảm bảo thì giải pháp ra Thanh Hóa đá sân nhà được coi là một công đôi việc. Trong bối cảnh đó, thì những người như có tiếng nói như bầu Đức, bầu Đệ luôn đi tiên phong, thâm niên làm bóng đá đã khiến họ dám nói mạnh.
Rõ ràng lúc này như khuyến cáo của FIFA, AFC sức khỏe của cộng đồng và cầu thủ mới là điều quan trọng nhất. Với tình hình chống dịch Covid-19 của Việt Nam như hiện nay thì dù muốn, VPF cũng không có thẩm quyền để quyết định vấn đề tổ chức giải, dù đá sân không có khán giả.
Nhìn ra thế giới
Các giải đấu thể thao lớn trên thế giới hiện đang phải tạm dừng vô thời hạn. Ngay cả Olympic 2020 cũng chịu chung số phận dù ban đầu Ủy ban Olympic quốc tế vẫn nói cứng, không thay đổi lịch tổ chức. Thực ra, trên thế giới vẫn có giải vô địch quốc Nicaragua vẫn còn thi đấu, dù quốc gia này đã phát hiện ra ca nhiễm COVID-19 đầu tiên.
Nhưng nhìn các cầu thủ Cacique Diriangenra sân với găng tay và khẩu trang y tế, trong trận đấu với Deportivo Ocotal, nhằm phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 không khỏi buồn cười và lo lắng cho cầu thủ.
“Chơi bóng ở môi trường chuyên nghiệp thì hô hấp là điều tối quan trọng với cầu thủ để duy trì thể lực. Hôm nay chúng tôi đã phải đeo khẩu trang để thi đấu, điều này thật điên rồ và nó khiến tôi gần như ngạt thở", tiền đạo Bernardo Laureiro của chủ nhà Diriangen người ghi cả 2 bàn thắng trong chiến thắng 2-0 than thở. Không hiểu vì sao tại Nicaragua người ta phải ra sân bằng mọi giá như thế?
Xuân Mạnh và các cầu thủ SLNA có mặt tại bệnh viện Đa khoa TP Vinh để phát khẩu trang và nước rửa tay miễn phí cho người dân. Ảnh SLFC
|
Các giải bóng đá khu vực châu Á và sân cỏ châu Âu đều đang tạm hoãn. Ban tổ chức Thai League cho biết sẽ tạm hoãn cho đến ngày 2/5, còn J.League 1, K.League còn hoãn ngày 9/5. Nếu tình hình không đẩy lùi được virus Corona thì tiếp tục hoãn, thậm chí là hủy giải đấu vừa mới bắt đầu.
Thực ra so với sân cỏ châu Âu các giải đấu đang đi vào giai đoạn cuối thì các giải đấu châu Á lại vừa mới bắt đầu, nếu phải hủy giải cũng không phải là giải pháp quá bất cập. Điều quan trọng nhất là VPF phải cân nhắc, bám sát vào tình hình diễn biến chống dịch và các quyết định của Chính phủ để tạo được sự đồng thuận cao.
Dưới sức ép của nhà tài trợ Suzuki, Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) thông báo vẫn tổ chức AFF Cup 2020 (đọc Điều gì khiến AFF vẫn quyết tâm tổ chức AFF Cup 2020?) đúng kỳ hạn từ ngày 23 tháng 11 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020. Nhưng AFF vẫn phải bỏ ngỏ khả năng lùi giải đấu nếu như dịch Covid-19 không bị đẩy lùi.
Đúng là lúc này, VPF và các CLB cứ lo tập trung chống dịch thôi, mọi việc đội tuyển quốc gia đã có ông Park lo (?!!).