Theo số liệu của IHS Markit, cuối tháng 6/2018, hàng hóa Trung Quốc đến các cảng biển của Mỹ tăng mạnh vượt dự kiến, số lượng container từ Trung Quốc đến tất cả các cảng của Mỹ trong tháng 6/2018 tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2017, con số này trong tháng 5 và tháng 4/2018 lần lượt giảm 6,9% và 3,9%.
Sự tăng trưởng này hoàn toàn không bình thường, cho thấy một bộ phận nhà bán lẻ đã nhanh chân vận chuyển các đơn đặt hàng đến trước cảng biển Mỹ để tránh rủi ro giá cả hàng tiêu dùng leo thang do căng thẳng thương mại quốc tế gần đây.
Đứng trước tình hình chi phí nhập khẩu từ Trung Quốc có thể tăng lên, các nhà bán lẻ Mỹ liệu sẽ tiếp tục lựa chọn đẩy nhanh tốc độ nhập khẩu từ Trung Quốc hay không thì hiện còn chưa rõ.
Nhà phân tích Michael Binetti của tập đoàn Credit Suisse cho rằng các nhà bán lẻ Mỹ có lẽ sẽ có xu hướng chuyển sang ký kết các đơn hàng nhập khẩu với các nước có chi phí nhập khẩu tương đối thấp như Việt Nam. Trong tương lai, Mỹ có thể sẽ quay trở lại thành nước xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Năm 2017, Trung Quốc thay thế Mỹ trở thành nước xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng sắp tới Mỹ có triển vọng quay trở lại vị trí lớn nhất trước đây hay không?
Số liệu của Tổ chức quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy, trong 15 năm qua, Mỹ luôn là nước xuất khẩu lớn nhất của hàng hóa Việt Nam, nhưng do những năm gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn thúc đẩy chính sách "nước Mỹ trên hết", không chỉ quyết định rút khỏi TPP, làm cho Việt Nam bị mất đi hầu hết lợi ích khi gia nhập hiệp định này, ông Donald Trump còn nhiều lần yêu cầu Việt Nam giảm xuất siêu thương mại. Các loại động thái của Mỹ đã phủ bóng đen lên quan hệ thương mại giữa Mỹ và Việt Nam.
Năm 2017, Trung Quốc thay thế Mỹ, trở thành nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Nhìn vào số liệu thống kê của Việt Nam, trong quý 1/2018, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 33,5% so với cùng kỳ, còn hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ có mức tăng 20% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, cùng với tình hình căng thẳng thương mại quốc tế gần đây tiếp tục leo thang, để cố gắng giảm chi phí nhập khẩu, các doanh nghiệp Mỹ có thể sẽ lựa chọn ký kết nhiều đơn hàng nhập khẩu hơn với các nước có chi phí chế tạo tương đối thấp như Việt Nam. Mỹ quay lại trở thành nước xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hoàn toàn không phải là một việc không thể.
Cách đây không lâu, Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho biết Việt Nam cảm thấy lo ngại đối với tình hình thương mại quốc tế gần đây, nhưng tình hình này cũng đã đem lại cơ hội cho Việt Nam, Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội, đưa nhiều hàng hóa Việt Nam hơn sang thị trường Mỹ.
Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ cao, thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh, hứa hẹn trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu.
Trong mười mấy năm qua, các nước phương Tây khơi dậy làn sóng công nghiệp hóa, Việt Nam đã nắm bắt được cơ hội phát triển tốt đẹp, từng bước trở thành một nước lớn ngành chế tạo.
Việt Nam có khoảng 90 triệu dân, trong đó có khoảng một nửa dân số đang có độ tuổi trung bình dưới 35. Việt Nam có nguồn lao động trẻ to lớn, cộng với tình hình trong nước ổn định, Việt Nam đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư vào ngành chế tạo của mình.
Mặc dù tình hình căng thẳng thương mại toàn cầu đã gây ảnh hưởng nhất định cho Việt Nam, nhưng các nhà phân tích cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2018 vẫn có khả năng đạt 7%.
Vào tháng 4/2018, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng dự đoán, trong giai đoạn 2018 - 2020, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam có thể tăng với tốc độ trên 13% mỗi năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế ít nhất có thể duy trì 6,5%. Điều này sẽ làm cho Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu