Loài vẹt đuôi dài Spix, còn được gọi là vẹt xanh đuôi dài, là một loài vẹt Brazil đặc hữu được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1819 bởi nhà tự nhiên học người Đức Johann Baptist Ritter von Spix. Những con chim này đã được coi là hiếm tại thời điểm phát hiện và rất ít người may mắn nhìn thấy chúng trong tự nhiên. Vẹt Spix từng là 1 trong 8 loài chim bị đưa vào danh sách phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng rất cao.
Con người không biết nhiều về cuộc sống của những con chim này, có rất ít hình ảnh về chúng được chụp lại và rất ít tư liệu được lưu giữ. Vào giữa thế kỷ 20, loài này bị coi là tuyệt chủng cho đến khi có 3 con chim được phát hiện trở lại vào năm 1986. Theo các chuyên gia, cá thể cuối cùng về loài chim này trong tự nhiên xuất hiện vào tháng 10.2000. Các nhà bảo tồn vẫn nỗ lực tìm kiếm trong suốt 17 năm qua. Đến cuối cùng, họ buộc phải chấp nhận sự thật và phân loại chúng vào danh sách đã tuyệt chủng.
Các nhà khoa học cho rằng, nạn phá rừng, săn bắn và xâm lấn nơi ở của động vật đã khiến nhiều loài bao gồm Spix trở thành nạn nhân của nạn tuyệt chủng. Trong số đó, có tới 5/8 loài chim bị tuyệt chủng sinh sống ở Nam Mỹ. Phần lớn là vì môi trường sống không bền vững, vấn nạn về nguồn nước và khai thác gỗ.
Tổ chức bảo tồn Động vật hoang dã Al Wabra (AWWP) đang cố gắng nhân giống vẹt đuôi dài của Spix trong điều kiện nuôi nhốt. Các chuyên gia từ AWWP đã đạt được thành công bước đầu trong việc nhân giống những con chim này từ 2 con gà con vào năm 2004.
Họ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức khác như Nhóm công tác phục hồi Macaw Spix dưới sự điều phối của Chính phủ Brazil. Nhờ sự chuyên nghiệp, chuyên môn và tận tâm từ những nhà nghiên cứu và các thành viên của các tổ chức, rất có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ lại được ngắm nhìn những con chim đặc biệt này trong tự nhiên một lần nữa.
Theo 5 Fun Facts
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu