Ùn tắc tuyến cao tốc cửa ngõ và những bình luận 'xả stress' của dân mạng

Thực tế nhất lúc này là những ai có kế hoạch về Hà Nội, TP.HCM nên đi đêm hoặc tờ mờ sáng, hoặc tham khảo kỹ những gợi ý trên Facebook về các tuyến đường vòng tuy hơi xa hơn nhưng cũng có thể tránh được tắc đường.

Ùn tắc trên các tuyến đường cao tốc đoạn cửa ngõ ra vào các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM mỗi đợt nghỉ lễ Tết là thực trạng kéo dài nhiều năm qua mà chưa có hướng giải pháp nào, và thực tế năm nay mặc dù đã có những cảnh báo và chuẩn bị từ các cơ quan chức năng nhưng tình trạng ùn tắc vẫn diễn biến nghiêm trọng.

Theo đó vào cuối đợt nghỉ Tết Mậu Tuất 2018, theo phản ánh của người tham gia giao thông thì tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bắt đầu ùn tắc kéo dài theo hướng về Hà Nội từ chiều tối qua 19/2 (mùng 4 Tết) và đến 22 giờ đêm thì các xe vẫn rất khó khăn để di chuyển tốc độ bình thường. Trong khi đó cửa ngõ về TP.HCM cũng gặp cảnh tương tự.

Khi phải di chuyển trên đường cao tốc với tốc độ nhích từng chút một như tối qua thì rõ ràng người tham gia giao thông sẽ rất khó chịu và ức chế, chưa kể những tình huống cần kíp cũng không làm gì khác được. Mặc dù vậy dự báo hôm nay mùng 5 Tết, các phương tiện sẽ tiếp tục đổ dồn từ ngoại tỉnh về các thành phố lớn gây ra tình trạng ùn tắc kéo dài.

Ùn tắc tuyến cao tốc cửa ngõ cuối đợt nghỉ Tết: Những bình luận xả stress của cư dân mạng

Ùn tắc tuyến cao tốc cửa ngõ cuối đợt nghỉ Tết: Những bình luận 'xả stress' của cư dân mạng - Ảnh 1

Vào cuối đợt nghỉ Tết Mậu Tuất 2018, theo phản ánh của người tham gia giao thông thì tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bắt đầu ùn tắc kéo dài theo hướng về Hà Nội từ chiều tối qua 19/2 (mùng 4 Tết) và đến 22 giờ đêm thì các xe vẫn rất khó khăn để di chuyển tốc độ bình thường.

Ùn tắc tuyến cao tốc cửa ngõ cuối đợt nghỉ Tết: Những bình luận 'xả stress' của cư dân mạng - Ảnh 2

Khi phải di chuyển trên đường cao tốc với tốc độ nhích từng chút một như tối qua thì rõ ràng người tham gia giao thông sẽ rất khó chịu và ức chế, chưa kể những tình huống cần kíp cũng không thể làm gì.

Trên Facebook có những bình luận khá vui tính về tình trạng tắc cứng giữa đường khi trở lại thành phố cuối đợt nghỉ Tết. Những bình luận này có thể để người ta bớt căng thẳng lo âu trên đường và cũng là phản ánh nỗi lòng khó giải tỏa, hãy cùng điểm qua một vài bình luận như thế dưới đây:

Thành viên Trần Vũ Thịnh: Cách Pháp Vân 25 km đang đi bộ được rồi các cụ nhé.

Thành viên Phúc Lê: Em đảm bảo không tắc đường nhé, vì tắc chỉ xảy ra trên đường, còn đây là bãi đỗ xe, không phải đường nhé.

Thành viên Jenda Duyên: Sướng nhé. Thảnh thơi ngồi ngắm ô tô.

Thành viên Khanh TC: May quá, em vừa thoát ra khỏi mớ này, đạp phanh cứ gọi là sái cả chân.

Thành viên Hanh Van: Bỏ xe đấy đi bộ về đi, mai hết tắc lên đánh xe về sau.

Thành viên Anh Trịnh: Các cụ nên đi xe đạp điện xong bắt xe khách. Tới cách trạm soát vé 30 km là lôi xuống đi.

Thành viên Trịnh Đức: Em cũng đang ở nhà vợ ở Xuân Trường đây, mai cụ nào đi để em đem gà, giò... Mình đợi tắc nào.

Thành viên Ha Mai Xuan: Không lên Hà Nội nữa các bác ạ. Ở quê đỡ tắc... Ở nhà phát triển nông thôn mới bác ạ.

Hướng dẫn tránh đường tắc từ cư dân mạng

Thực tế nhất lúc này là những ai có kế hoạch về Hà Nội, TP.HCM nên tham khảo kỹ tình hình giao thông trên mạng, trên Facebook thỉnh thoảng có những gợi ý đi tuyến đường vòng tuy hơi xa hơn nhưng cũng có thể tránh được tắc đường. Ví dụ như thành viên Lê Diệp của diễn đàn otofun.net chia sẻ: "Nghe nói trạm thu phí cầu Giẽ vẫn tắc, nhà em vừa rẽ vào Thường Tín đường rất thoáng! Mọi người có thể lựa chọn phương án này!"

Hay như thành viên Duong Manh Vu chỉ dẫn thì: "Rẽ thử qua cầu Yên Lệnh đi Hưng Yên -> Văn Giang -> Cầu Thanh Trì hoặc Vĩnh Tuy tuy nơi tới thử xem các cụ". Thành viên Tô Đức Minh thì chỉ dẫn: "Đến Đồng Văn Hà Nam cụ rẽ về Vân Đình Hà Đông không tắc nhé. Hoặc đi 1A cũ tới Thường Tín rẽ trái về Bình Đà, rẽ tiếp về Văn Phú".

Và tốt nhất là chúng ta nên chọn đi vào giờ vắng ví dụ như đêm muộn hoặc thậm chí là khi tờ mờ sáng để tránh tắc đường. Thành viên Kien Lomo khuyên: "5h sáng dậy phi đi không bao giờ tắc được, lên Thủ đô ăn sáng là vừa coi như thể dục". Hay như thành viên Mít Trái Mùa Em chia sẻ câu chuyện thực tế đáng học hỏi thế này: "Xã em vừa giục đi ngủ sớm mai chạy sớm, tết tư khổ quá".

Theo ICT News

http://ictnews.vn/internet/xa-hoi/un-tac-tuyen-cao-toc-cua-ngo-cuoi-dot-nghi-tet-nhung-binh-luan-xa-stress-cua-cu-dan-mang-164512.ict