Ukraine “khai tử” tập đoàn hàng không danh tiếng Antonov

VietTimes -- Cách đây không lâu, Bộ phát triển Kinh tế - Thương mại Ukraine công bố một danh sách những doanh nghiệp nhà nước, sẽ được chuyển nhượng, tư nhân hóa hoặc thanh lý toàn bộ. Theo đó hãng hàng không danh giá hàng đầu Antonov sẽ được thanh lý và giải thể trong vòng hai tháng.
Khu lắp ráp máy bay của nhà máy sản xuất máy bay Antonov
Khu lắp ráp máy bay của nhà máy sản xuất máy bay Antonov

Theo danh sách này, có tất cả 1.255 doanh nghiệp cấp nhà nước bị thanh lý, trong đó có tập đoàn chế tạo và sản xuất máy bay hạng nặng Antonov, nhà máy sửa chữa tàu biển hạng nặng Chernomorsk, bảo tàng Hải quân Ukraine, công ty đường sắt Odessa. 

Ukraine “khai tử” tập đoàn hàng không danh tiếng Antonov ảnh 1Danh sách các doanh nghiệp nhà nước bị thanh lý và giải thể, gạch đỏ là tập đoàn Antonov

Antonov - cơ quan thiết kế thử nghiệm máy bay hạng nặng, dưới quyền lãnh đạo của nhà thiết kế tài năng  Oleg Antonov, thành lập năm 1946 tại nhà máy hàng không Novosibirsk. 6 năm sau đó, cơ quan di chuyển đến Kiev và được nhà nước Liên Xô phát triển thành một tập đoàn công nghiệp hàng không lớn, chế tạo và sản xuất máy bay hành khách và vận chuyển thương mại.

Những máy bay nổi tiếng nhất đã được thiết kế và chế tạo thành công như máy bay hạng nhẹ An-2 "Bắp ngô", máy bay chở khách An-24, máy bay vận tải hạng nặng An-124 "Ruslan", máy bay vận tải lớn nhất thế giới AN-225 "Mriya". Ngoài nhà máy chế tạo máy bay thương mại, doanh nghiệp nhà nước Antonov còn có một hãng vận tải hàng không “Antonov Airlines”, hàng năm cung cấp khoảng 70% tổng doanh thu của doanh nghiệp nhà nước "Antonov".

Theo thông tin không chính thức, tập đoàn và những doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp liên quan sẽ được giải thể trong vòng 2 tháng. Một ủy ban đặc biệt, lãnh đạo là thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế - thương mại Ukraine Yuriy Brovchenko. Trong thời hạn 3 tháng, ủy ban sẽ phải cung cấp cho chính phủ bản thống kế cân đối tài khoản thanh lý của tập đoàn Antonov.

Quyết định về việc thanh lý Antonov thông qua tháng 01.2016. Theo giải thích của cơ quan báo chí Bộ Phát triển Kinh tế- Thương mại Ukraine, là do "thiếu thành viên tham gia", bởi cả ba xí nghiệp sở hữu và hình thành tập đoàn này đã ra khỏi Antonov và gia nhập tập đoàn công nghiệp quốc phòng Ukroboronprom.

Hai năm trước đây, chính quyền Kiev quyết định cắt đứt quan hệ hợp tác quân sự - kỹ thuật với Nga,  ngày 14.09.2015 tập đoàn Antonov bị xóa khỏi thành phần liên doanh Nga-Ukraina "UAC-Antonov", có sứ mệnh phát triển hàng loạt mẫu  máy bay mới. Tất cả các dự án đông phát triển công nghệ hàng không siêu trọng bị đóng băng vĩnh viễn.

Cơ quan thông tấn của tập đoàn Antonov giải thích rằng từ trước đó, cơ cấu nhà máy của tập đoàn đã chuyển vào trực thuộc doanh nghiệp sản xuất máy bay Kharkov (KSAMC) và "Nhà máy 410 GA". Cả nhà máy sản xuất Antonov và hai công ty này sẽ nằm dưới quyền điều hành của tập đoàn Công nghiệp quốc phòng Ukraine Ukroboronprom. Theo đó: "Doanh nghiệp nhà nước Antonov vẫn tiếp tục hoạt động bình thường. Trên thị trường các sản phẩm của tập đoàn, như trước đây vẫn được mang thương hiệu Antonov, phát ngôn viên báo chí tập đoàn Antonov cho biết.

Thay thế nhập khẩu từ Nga theo kiểu Kiev

Tập đoàn từ lâu đã không sản xuất được bất cứ sản phẩm nào mới. Năm 2016 doanh nghiệp hàng không Ukraine không sản xuất được chiếc máy bay nào. Tháng 9.2016, phú giám đốc cơ quan phát triển tiềm năng Antonov, ông Andrew Khaustov cho biết, tình trạng không có đơn đặt hàng xuất phát từ việc cắt đứt mối quan hệ với nước Nga.

Theo ông, trong nhà máy có hàng loạt các máy bay đang lắp đặt dở dang, đòi hỏi phải có các linh kiện Nga hoặc phải được thay thế bằng các linh kiện tương đương khác, không chỉ có phương Tây mà mà có thể là của Ukraine.

Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Alexander Kotsiuba giải thích, chương trình cắt giảm nhập khẩu chi tiết từ nước Nga được thay thế bằng việc nhập khẩu các chi tiết từ châu Âu, Canada và Mỹ. Đặc biệt,

Tháng 6.2016, hàng không Ukraine giới thiệu một nguyên mẫu máy bay - An-132D, chế tạo với sự hợp tác của công ty hàng không Ả rập Taqnia. Quyết tâm không sử dụng các chi tiết từ Nga, các kỹ sư Ukraine đã lắp cho máy bay cánh quạt của Anh, hệ thống điện tử của Mỹ và động cơ từ Canada. Giá thành máy bay rất cao, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, chiếc máy bay không khác gì nguyên mẫu đã 40 tuổi An-32.

Ukraine “khai tử” tập đoàn hàng không danh tiếng Antonov ảnh 2Máy bay Ukraine An-132D

Cũng theo tuyên bố của chủ tịch Hội đồng quản trị Antonov, trong những năm gần đây, khối lượng sản xuất của tập đoàn Antonov suy giảm rõ rệt. Theo chương trình phát triển máy bay hành khách An-148 chỉ sản xuất được có 4 chiếc, 2 chiếc bán cho Triều Tiên, 2 chiếc còn lại được sử dụng để phục vụ cho các quan chức hàng đầu quốc gia.

Nhưng Kiev vẫn cho rằng, các máy bay Ukraine không chỉ phục vụ trong nước mà còn có thể phát triển ở nước ngoài. Tháng 12.2016, đại diện truyền thông mạng xã hội Antonov đề xuất với tổng thống Mỹ Donald Trump sản phẩm của hãng, khi ông Trump tuyên bố muốn cắt hợp đồng với Boeing. Trên trang mạng xã hội Twitter, đại diện truyền thông Antonov viết: “Có thể, tốt hơn là nghiên cứu phương án sử dụng máy bay của Antonov cho Không lực 1?”, nhưng từ phía tổng thống Mỹ không có câu trả lời.

Trong chuyến viếng thăm của các thượng nghị sĩ Mỹ, đại diện tập đoàn Antonov đề nghị Mỹ hỗ trợ chương trình phát triển máy bay vận tải quân sự An-77 và mời các doanh nghiệp hàng không Mỹ hợp tác. Nhưng phía Mỹ, ngoại trừ những lời hứa và quên của các thượng nghị sĩ, làm mát lòng quan chức Ukraine, hoàn toàn không quan tâm đến sự hợp tác này, ngay cả trong trường hợp phía Ukraine nhượng hầu hết quyền lợi để lôi kéo các doanh nghiệp Mỹ, chỉ nhằm mục đích chứng minh giá trị của mình trước Nga.

Chuyên gia hàng không của tạp chí “Tiềm lực Tổ quốc", ông Dmitry Drozdenko nhận xét: Giới doanh nhân Mỹ hoàn toàn không quan tâm đến loại máy bay này, tương tự như vậy là doanh nhân châu Âu. Phát triển máy bay này là tạo ra một sản phẩm cạnh tranh với công nghiệp hàng không quân sự Mỹ và châu Âu, khi thị trường vận tải quân sự vốn đã rất khó khăn và căng thẳng.

Trung Quốc hưởng lợi

Không sản xuất hay chế tạo, nhưng tập đoàn hàng không nhà nước Antonov vẫn kiếm tiền. Sự sụp đổ nền công nghiệp nặng và công nghiệp quốc phòng Ukraine sẽ có ai đó hưởng lợi. Nước Mỹ và châu Âu loại trừ được tận gốc một quốc gia, đối thủ tiềm năng, nhưng Trung Quốc mới thực sự được hưởng lợi nhiều nhất, đó là công nghệ tên lửa, tàu sân bay, động cơ tăng thiết giáp và đương nhiên là công nghệ hàng không.

Nhiều nguồn thông tin không chính thức khẳng định, tập đoàn Antonov đã chuyển giao hoàn toàn sản phẩm, công nghệ và quyền được chế tạo chiếc máy bay vận tải lớn nhất thế giới AN-225 Mriya cho tập đoàn Hàng không vũ trụ Trung Quốc (Aerospace Industry Corporation of China), điều mà trong thời kỳ Liên Xô còn tồn tại, Bắc Kinh có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến.

Ukraine “khai tử” tập đoàn hàng không danh tiếng Antonov ảnh 3Máy bay vận tải lớn nhất thế giới An-225

Theo các phương tiện truyền thông thế giới, theo hiệp định hợp tác công nghệ, Trung Quốc và Ukraine sẽ thiết lập một tập đoàn liên doanh giữa hai nước, đồng sản xuất hàng loạt loại máy bay. Sau đó đại diện Antonov bác bỏ thông tin đã chuyển quyền sản xuất cho Trung Quốc và thông báo rằng các nhà đồng nghiệp Trung Quốc chỉ hợp tác cùng sản xuất.

Sự cố thanh lý và giải thể Antonov cho Bắc Kinh một cơ hội vô giá. Khi Antonov không còn tồn tại, Trung Quốc hoàn toàn có thể tự mình sản xuất các loại máy bay siêu trọng như An-124 Ruslan, AN-225 Mriya với thương hiệu của Trung Quốc và hoàn toàn có thể tuyên bố, đây là thành tựu của các nhà khoa học chính quốc gia này, tương tự như tàu sân bay.

Dường như Ukraine đang vững bước trên con đường giải thể nền công nghiệp quốc phòng, công nghiệp sản xuất từng có vị thế cao của mình để biến quốc gia này thành thị trường sức lao động cho châu Âu và thế giới mà trước hết, các nhà khoa học Ukraine đang nỗ lực làm việc cho một con rồng khổng lồ đang trỗi dậy.

Một điều đáng tiếc là chính quyền Kiev đang nỗ lực thanh lý không thương xót thành quả lao động hàng đầu của hàng chục triệu công dân Xô Viết, làm việc cật lực trong nhiều thập kỷ chỉ để làm vui lòng một số đối tác bên kia đại dương. 

TTB