Thông tin từ Vnexpress, Dân trí, mô phỏng mới của các nhà khoa học cho thấy từ trường của Trái Đất có thể đã thay đổi hướng nhanh hơn 10 lần so với suy nghĩ trước đó.
Một dòng kim loại nóng chảy đối lưu bên trong lõi của Trái Đất tạo ra từ trường. Từ trường là tín hiệu dẫn đường cho các hệ thống định vị, giữ bầu khí quyển và bảo vệ con người khỏi bức xạ có hại từ Mặt Trời.
Trước đây, các nhà khoa học đo từ trường bằng cách phân tích lõi trầm tích, mẫu dung nham và tác động của con người. Ngày nay, chúng được đo lường và theo dõi bằng vệ tinh. Từ trường liên tục thay đổi, việc thu thập chính xác tín hiệu từ lõi Trái Đất rất khó khăn nên tốc độ thay đổi của từ trường đến nay vẫn còn được tranh luận.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đến từ Đại học Leeds và California (Mỹ) đã sử dụng cách tiếp cận khác là kết hợp các mô hình máy tính về quá trình phát sinh từ trường với một bản ghi sự biến thiên thời gian trong chuyển động của từ trường kéo dài hơn 100.000 năm qua.
Kết quả nghiên cứu ghi nhận từ trường của Trái Đất đang dịch chuyển khoảng 10 độ mỗi năm, nhanh gấp 10 lần so với trước đó. Những thay đổi nhanh chóng như vậy thường liên quan đến đảo ngược cực từ, khi các cực từ của Trái Đất “đi lạc” đặc biệt xa các cực địa lý của hành tinh.
Nghiên cứu mới nhất còn giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về động lực của lõi chất lỏng Trái Đất. Theo ông Chris Davies - Phó giáo sư tại Đại học Leeds ở Vương quốc Anh, chúng ta có kiến thức không đầy đủ về từ trường từ 400 năm trước đó. Những thay đổi này cho thấy một số hành vi cực đoan hơn của lõi chất lỏng, cung cấp thông tin quan trọng về hành vi trong phần sâu thẳm của Trái Đất.