Truyền thông TQ cố "đánh bóng" chuyến thăm Anh của Tập Cận Bình

Sau chuyến thăm bẽ bàng với việc không đưa được việc Chủ tịch Tập Cận Bình sang Mỹ thành "quả bom" truyền thông. Báo chí Trung Quốc tiếp tục mở một chiến dịch tuyên truyền cho chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Vương quốc Anh. 
Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân tới sân bay Heathrow, Vương quốc Anh. Nguồn: GlobalTimes
Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân tới sân bay Heathrow, Vương quốc Anh. Nguồn: GlobalTimes

Truyền thông Trung dùng toàn mỹ từ để đưa tin về một loạt phản ứng tích cực của công chúng nước này về chuyến đi cũng như sự chào đón ông Tập tại London.

Các kênh truyền thông trung ương phủ đầy trang tin tức của mình bằng hình ảnh ông Tập cùng phu nhân, bà Bành Lệ Viên, tới sân bay Heathrow và được đại diện của Nữ hoàng là Viscount Hood cùng Ngoại trưởng Anh Philip Hammond chào đón.

Một vài tiếng trước khi ông Tập đặt chân đến London, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã dành toàn bộ bốn phút đầu trong bản tin buổi tối thứ Hai để đưa tin về chuyến đi này. Thời báo Hoàn cầu và Nhân dân Nhật báo đều đăng tải hình ảnh lá cờ Union Jacks của Anh và quốc kỳ Trung Quốc dọc hai bên đường Cung điện Buckingham, nơi nhà lãnh đạo Trung Quốc chính thức được Nữ hoàng Anh tiếp đón.

Thời báo Hoàn cầu đặt tít “London trải thảm đỏ chào đó Tập Cận Bình”. Các nhà bình luận của tờ báo này từng chỉ trích nước Anh khi mối quan hệ hai nước không thuận lợi, nay lại dành hết lời ca ngợi cho London, coi đây là “thời kỳ vàng” cho mối quan hệ giữa Trung-Anh. Thời báo Hoàn cầu viết: “Thái độ của Anh đã phá vỡ những rào cản tâm lý giữa Trung Quốc và phương Tây, đồng thời báo hiệu một loại hình quan hệ chính trị mới”.

Shi Zhiqin, phó khoa quan hệ quốc tế thuộc ĐH Tsinghua, Bắc Kinh, miêu tả các tin tức của truyền thông là “không ngừng nghỉ” và cho rằng điều này có thể đẩy lùi những suy nghĩ tiêu cực mà người dân Trung Quốc dành cho nước Anh sau cuộc chiến tranh nha phiến thời nhà Thanh vào thế kỷ 19 cũng như việc Hong Kong làm thuộc địa của Anh suốt 165 năm.

Giáo sư Shi cho biết: “Thường thì người dân Trung Quốc đặc biệt quan tâm chi tiết của chuyến thăm. Họ tin rằng nước Anh giờ đây đã có cái nhìn thân thiện hơn đối với Trung Quốc. Trong quá khứ, người dân Trung Quốc có nhiều ý kiến khác nhau về nước Anh”.

Tuy nhiên, Zhan Peng, một doanh nhân 34 tuổi ở Bắc Kinh, chứng minh rằng chiến dịch của truyền thông không phải đến được với tất cả người dân Trung Quốc. “Tôi không hề biết về chuyến thăm này. Gần đây tôi quá mệt mỏi và chẳng có thời gian xem ti vi”, ông nói.

Nước Anh là một trong những điểm đến phổ biến nhất của sinh viên Trung Quốc bởi văn hóa toàn cầu, từ Sherlock Holmes tới Abbey, tất cả đều khá nổi tiếng ở Trung Quốc, điều này làm dấy lên sự quan tâm lớn đối với chuyến đi của ông Tập.

He Kanlun, một nhà quản lý ở Thượng Hải, người đã học một năm tại ĐH York, cho biết: “Tôi rất tự hào khi ông Tập tới thăm nước Anh. Tôi cảm thấy rằng đất nước của mình đang trở nên mạnh mẽ hơn và chấp thuận bắt tay với phương Tây”.

Theo Infonet