TP.HCM tăng cường các giải pháp công nghệ số và liên thông dữ liệu phục vụ người dân và doanh nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Xây dựng các cổng dịch vụ công trực tuyến và liên thông dữ liệu giữa các bộ ngành là những công việc mà TP.HCM đã và đang thực hiện trong nhiều năm qua.
Nhiều hoạt động chuyển đổi số mang lại hiệu quả thực tế, cơ hội nghề nghiệp cho người lao động. Ảnh: TTBC
Nhiều hoạt động chuyển đổi số mang lại hiệu quả thực tế, cơ hội nghề nghiệp cho người lao động. Ảnh: TTBC

Theo nhận định của chuyên gia từ Hội Tin học TP.HCM, để thực sự phát triển chính quyền số, cần phải có sự đồng bộ dữ liệu, bởi đó là một trong những 'điểm nghẽn' quan trọng cần tập trung tháo gỡ để phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Thực tế là người dân vẫn phải khai báo, cung cấp dữ liệu nhiều lần, nhất là khi thực hiện thủ tục hành chính.

Hiện tại, TP.HCM đang trong lộ trình thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa cấp Bộ, cấp tỉnh từ ngày 1/6/2022, cấp huyện từ ngày 1/12/2022, cấp xã từ ngày 1/6/2023. Riêng 25 dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/01/2022 thực hiện số hóa từ ngày 1/7/2022.

Lãnh đạo TP.HCM nhiều lần khẳng định chú trọng thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn theo thẩm quyền và theo kế hoạch hàng năm. Triển khai theo kế hoạch hàng năm sử dụng hoặc dịch chuyển lên nền tảng điện toán đám mây, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc bảo đảm trung tâm dữ liệu và nền tảng, dịch vụ điện toán đám mây phục vụ Chính phủ số, chính quyền số tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; ưu tiên hình thức thuê dịch vụ chuyên nghiệp.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính tạo nhiều thuận lợi cho người dân. Ảnh: SGGP

Ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính tạo nhiều thuận lợi cho người dân. Ảnh: SGGP

Đặc biệt, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu hiệu quả, thông suốt giữa các cơ quan nhà nước bảo đảm tránh đầu tư chồng chéo, lãng phí, tuân thủ đúng quy định của Nghị định số 47/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Công khai danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, danh mục các dịch vụ chia sẻ dữ liệu; hạn chế cung cấp thông tin qua hình thức văn bản đối với thông tin đã được khai thác qua hình thức kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin. Không thu thập lại dữ liệu hoặc yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp thông tin, dữ liệu khi thực hiện thủ tục hành chính nếu thông tin, dữ liệu này đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ; trừ trường hợp thông tin, dữ liệu không bảo đảm yêu cầu về chất lượng, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hoặc pháp luật có quy định khác.

Cụ thể, để triển khai chuyển đổi số đồng bộ tổng thể từ nhiều ban ngành, các nhiệm vụ cụ thể được lãnh đạo TP.HCM xác định gồm có xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố do Văn phòng Ủy ban nhân dân TP chịu trách nhiệm. Triển khai các ứng dụng nhằm nâng cao sự tương tác giữa chính quyền và người dân từ các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai. Ứng dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước do các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tiến hành và chịu trách nhiệm.

Ngoài ra, phát triển Kho dữ liệu dùng chung và Hệ sinh thái dữ liệu mở (thực hiện theo Kế hoạch số 1008/KHUBND ngày 14/3/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phát triển Kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở và Quyết định số 5086/QĐ-UBND ngày 28/11/2019 ban hành Quy chế tích hợp, quản lý, vận hành, khai thác Kho dữ liệu dùng chung của Thành phố). Kế hoạch số hóa hồ sơ và khai thác dữ liệu số hóa phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước do Sở Thông tin và Truyền thông đảm nhận.

Ban Giám khảo cuộc thi về du lịch do TP.HCM tổ chức đang chấm điểm câu trả lời của các công ty lữ hành từ nước ngoài. Ảnh: Hòa Bình

Ban Giám khảo cuộc thi về du lịch do TP.HCM tổ chức đang chấm điểm câu trả lời của các công ty lữ hành từ nước ngoài. Ảnh: Hòa Bình

Ứng dụng chuyển đổi số tạo thuận lợi cho nhiều ngành nghề. Ảnh: Hòa Bình

Ứng dụng chuyển đổi số tạo thuận lợi cho nhiều ngành nghề. Ảnh: Hòa Bình

Chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực chuyển đổi số nhận định, ngoài các chương trình nói trên, TP.HCM còn cần phải chú trọng kết hợp với Hội Tin học thành phố và Hiệp Hội doanh nghiệp thành phố tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức về sử dụng các công nghệ số, các loại mô hình kinh tế số đổi mới sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm của những doanh nghiệp trong từng lĩnh vực đang thành công nhờ các mô hình kinh doanh sáng tạo với công nghệ số. Đề án hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP.HCM do Sở Khoa học và Công nghệ phụ trách cũng là một trọng điểm thúc đẩy chuyển đổi số.

Ngoài ra, chuyển đổi số trong y tế, giáo dục, đào tạo, giao thông vận tải, du lịch, chuyển đổi số trong nông nghiệp, trong logistics, trong môi trường, trong năng lượng… cũng là những lĩnh vực buộc phải nghĩ đến và có giải pháp đồng bộ.