Cách đây 1 năm, lần đầu tiên tỉnh Hải Dương công bố Ngày chuyển đổi số của tỉnh (26/3/2022) với chủ đề “Chuyển đổi số hiện thực hóa khát vọng phát triển tỉnh Hải Dương”. Trước đó, tỉnh Hải Dương đã quyết định chọn ngày 26/3 là ngày chuyển đổi số hàng năm.
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương khẳng định những kết quả, thành tích của tỉnh trong năm 2022 có sự đóng góp quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực.
Theo lãnh đạo tỉnh Hải Dương, thời gian qua, tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong triển khai và ứng dụng chuyển đổi số vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Việc ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp với các mô hình ứng dụng công nghệ số trong tưới tiêu, truy xuất nguồn gốc nông sản đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả đáng kể vào chuyển đổi số địa phương.
Các ngành y tế, giáo dục đã và đang triển khai một số ứng dụng như: Quản lý bệnh viện, xây dựng hồ sơ sức khỏe, bệnh án điện tử; thí điểm hệ thống PAC và đặt lịch khám bệnh trực tuyến; ứng dụng giảng dạy trực tuyến, quản lý trường học, học bạ điện tử, xây dựng và khai thác hệ thống Kho học liệu số trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo…
Các hình thức thanh toán điện tử được ứng dụng rộng rãi tại Hải Dương. |
Chuyển đổi số đã góp phần kết nối các doanh nghiệp, triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh phát triển và ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa, tìm kiếm đối tác; quảng bá, giới thiệu thương hiệu sản phẩm và thúc đẩy tiêu thụ dịch vụ, hàng hóa.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong các doanh nghiệp cũng được triển khai mạnh mẽ. Cơ bản các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; ứng dụng rộng rãi các hình thức thanh toán điện tử... Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nộp thuế điện tử đạt tỷ lệ 99%...
Bí thư Trần Đức Thắng nêu rõ, năm 2023 được xác định là năm quốc gia về dữ liệu số, đó là “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”. Trong đó, tập trung vào các nội dung chủ yếu: bảo vệ dữ liệu cá nhân; công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp bộ, ngành và địa phương; mở dữ liệu và an toàn dữ liệu.
"Để thúc đẩy chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực cần phải có sự vào cuộc, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy cho người dân về chuyển đổi số. Cùng với đó, cần thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp, hình thành các doanh nghiệp số, doanh nghiệp công nghệ số. Đặc biệt, cần huy động và phát huy tốt các nguồn lực trong xã hội phục vụ cho chuyển đổi số" - Bí thư Trần Đức Thắng nói.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu