Từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền đã có những động thái bãi bỏ luật DACA (khuyến khích người nước ngoài nhập cư tại Mỹ), điều này làm những người nước ngoài ở Mỹ với tên gọi Dreamer rơi vào tình trạng khốn đốn.
Thứ 4 vừa qua, hơn 100 nhà lãnh đạo các doanh nghiệp kể cả lĩnh vực công nghệ cao như CEO Tim Cook, Mark Zuckerberg, Jeff Bezos của Amazon và Sundar Pichai của Google đã đồng loạt ký đơn trình lên Quốc hội Mỹ để cứu những người dân nhập cư.
Dreamer là những người được bảo vệ bởi chương trình DACA, đã cấp thị trực cho hơn 800 nghìn người dân đến Mỹ từ khi còn nhỏ được tiếp tục ở lại làm việc tại đây, được cung cấp dưới thời của Tổng thống Barack Obama. Thế nhưng, Tổng thống Trump đã đề cử lên Quốc hội Mỹ quy định chấm dứt chương trình này và hạn chót là vào cuối tháng 3/2018 các Dreamer có thể sẽ bị trục xuất.
Dân nhập cư đang ở trong tình trạng nguy cấp
Những động thái đầu tiên đến từ 3 cựu thư ký của Bộ An ninh nội địa Mỹ, những người này cho rằng Quốc hội sẽ phải đưa ra quyết định vào giữa tháng 1/2018 để kịp thực thi trước thời hạn tháng 3 tới.
Tổng thống Trump đã tổ chức một cuộc họp công khai với Quốc hội Mỹ vào thứ 3 vừa qua để cố gắng đẩy người dân đi, nhưng hành động này đang tạm thời bị trì trệ vì các đảng viên Đảng Cộng hòa tại Quốc hội không muốn sửa đổi Luật DACA cho đến khi kế hoạch xây dựng một bức tường biên giới được tiến hành. Còn Đảng Dân chủ lại không muốn xây dựng bức tường với những chi phí xây dựng tốn kém hàng tỷ USD.
Chính sách của Trump đã gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ từ người dân. Chính điều này thôi thúc các CEO công nghệ lên tiếng thúc giục các nhà lập pháp hành động bảo vệ lợi ích của các Dreamer - một trong những nguồn nhân lực chính của các công ty công nghệ.
Nguyên văn bức thư và tất cả chữ ký từ các CEO hàng đầu gửi lên Quốc hội:
"Kính gửi diễn giả Ryan, Lãnh đạo McConnell và những Schumer, Pelosi!
Chúng tôi viết thư thúc giục Quốc hội hãy nhanh chóng hành động để đưa ra một giải pháp lâu dài để cho phép những Dreamer đang sống, làm việc và đóng góp cho cộng động của chúng ta tiếp tục duy trì công việc của họ. Việc chấm dứt chương trình DACA đang tạo ra một cuộc khủng hoảng lớn tới đời sống của một lực lượng lao động trên toàn quốc.
Điều quan trọng là Quốc hội phải hành động trước ngày 19/1/2018, khi mà chỉ còn 45 ngày là đến lệnh cấm vào ngày 5/3. Bởi một nhóm các cựu thư ký Quốc hội gần đây đã viết rằng sẽ phải mất một thời gian để các cơ quan thực thi bất cứ chương trình nào từ Quốc hội. Ngoài việc gây ra biến động to lớn trong cuộc đời của những người thuộc DACA, việc không hành động kịp thời sẽ khiến các doanh nghiệp mất đi những tài năng có giá trị, gây gián đoạn trong lực lượng lao động và dẫn đến tổn thất chi phí to lớn.
Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế, nếu Quốc hội không nhanh chóng hành động thì nền kinh tế của chúng ta có thể thiệt hại tới 215 triệu USD trong GDP. Không những thế, chúng tôi thấy rõ ràng về mặt chính trị đa số những người dân Mỹ đều ủng hộ các Dreamer khỏi lệnh trục xuất.
Trong khi sự trì hoãn hoặc không hành động sẽ gây ra những tác động tiêu cực đáng kể cho doanh nghiệp. Hàng trăm ngàn thanh thiếu niên trên cả nước cũng như các Dreamer đang trông chờ vào Quốc hội. Họ xứng đáng được nhận sự bảo hộ về pháp lý vĩnh viễn".
Theo ICTNews