Để tìm hiểu tại sao lại có tình trạng bất bình đẳng này. Trên toàn cầu, phụ nữ ít được tiếp cận với giáo dục và ít có cơ hội tham gia vào thị trường việc làm, tỉ lệ phụ nữ kiếm được viêc làm thấp hơn ¼ so với nam giới. Do đó không có gì ngạc nhiên khi tỉ lệ nữ giới online thấp hơn nam giới.
Ở châu Phi, điện thoại di động giúp truy cập Internet dễ dàng, tuy nhiên phí truy cập Internet ở đây đắt đỏ. Phí trả trước 1GB dữ liệu di động mỗi tháng với thười lượng 13 phút mỗi ngày chiếm phí trung bình 10% thu nhập hàng tháng.
Để thu hút khách hàng, các công ty viễn thông ở châu Phi đưa ra các gói dịch vụ truyền hình thể thao mà các chương trình này thu hút nhiều nam giới hơn phụ nữ.
Dhanaraj Thakur, giám đốc nghiên cứu của Web Foundation cho biết "Người đàn ông có thể là người duy nhất được sở hữu điện thoại trong nhà, vì vậy phụ nữ không có quyền truy cập". Theo Liên minh Internet giá thấp, chi phí phải giảm xuống 2% thu nhập hàng tháng thì người nghèo mới có thể truy cập trực tuyến.
Không chỉ cần giảm chi phí truy cập mà cần giảm khoảng cách cân bằng giới tính. Phụ nữ thường làm công việc chăm sóc gia đình do đó có ít thời gian rảnh hơn. Trong một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Tổ chức Web, ở 10 nước đang phát triển, việc phụ nữ lên mạng là việc làm vô ích.
Ngoài ra xuất phát từ tư tưởng trọng nam khinh nữ trong xã hội, đàn ông thường chiếm quyền truy cập trực tuyến nhiều hơn nữ giới. Một cuộc khảo sát ở New Delhi, Ấn Độ và Manila, Philippines, cho thấy một nửa đàn ông tin rằng họ hạn chế phụ nữ truy cập trực tuyến, trong khi hai phần ba đồng ý rằng phụ nữ không nên sử dụng internet ở những nơi công cộng, chẳng hạn như quán cà phê Internet, những nơi thường chỉ có đàn ông lui tới
Nanjira Sambuli, một nhà quản lý chính sách cấp cao của Web Foundation cho biết: “Khi mọi người xây dựng các quán cà phê mạng, có một lỗi cơ bản trong thiết kế”. “Họ cho rằng phụ nữ có thể đến quán nhưng thực tế không phải vậy. Nếu họ mở quán từ chín giờ sáng đến năm giờ chiều, đó là giờ phụ nữ phải chăm sóc con cái hoặc làm công việc khác. Cuối cùng họ lại bị bỏ lại phía sau”.
Ngoài ra còn liên quan đến vấn đề quấy rối. Một cuộc khảo sát năm 2014 của Trung tâm nghiên cứu Pew ở Washington DC cho thấy một phần tư phụ nữ trẻ là mục tiêu của quấy rối tình dục trực tuyến. Ở Nairobi, Kenya và Kampala, Uganda tình trạng quấy rối trực tuyến ở phụ nữ ở mức báo động. Hai thành phố này cũng có tỷ lệ phụ nữ truy cập trực tuyến thấp nhất trên thế giới.
Một số quốc gia đã tạo ra sự khác biệt. Nam giới và nữ giới đều có quyền học đại học, thậm chí một số nơi số sinh viên nữ còn nhiều hơn sinh viên nam, khoảng cách giới tính kỹ thuật số sẽ bị xóa hoặc đảo ngược.
Ở Jamaica, nhiều phụ nữ truy cập trực tuyến hơn đàn ông, có lẽ là vì sự áp đảo của phụ nữ tại Đại học West Indies ở Kingston.
Theo Tạp chí Thông tin & Truyền thông
http://ictvietnam.vn/tuong-tac/ti-le-truy-cap-mang-o-nam-gioi-cao-hon-nu-gioi.htm