Từ khóa: NDAA

Tìm thấy 35 kết quả

Ngày 17/12, Thượng viện Mỹ đã thông qua Dự lu.ật ủy quyền Quốc phòng  năm 2020 trị giá 783 tỷ USD với nhiều nội dung liên quan đến Trung Quốc. Ảnh: Đông Phương

Có gì đặc biệt trong Luật ủy quyền quốc phòng Mỹ năm 2020? Chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc

VietTimes -- Ngày 17/12, theo giờ Washington, Thượng viện Mỹ với số phiếu áp đảo, đã thông qua 783 tỷ USD trong Đạo luật ủy quyền quốc phòng (The National Defense Authorization Act, NDAA) năm 2020 mà Hạ viện đã bỏ phiếu thông qua vào tuần trước. Ngoài việc đề cập đến việc thành lập quân chủng vũ trụ và tăng lương cho quân đội Mỹ, đặc biệt dự luật còn có nhiều vấn đề liên quan đến Trung Quốc.
Với việc đưa thêm "Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương " vào Luật ủy quyền Quốc phòng năm 2021, ông Trump sẽ gây khó cho người kế nhiệm trong chính sách với Trung Quốc và Đài Loan (Ảnh: UDN).

Luật Ủy quyền Quốc phòng Mỹ năm 2021 khẳng định ủng hộ Đài Loan và chống Trung Quốc

VietTimes – Ngân sách quốc phòng năm 2021 do Quốc hội Mỹ xây dựng có thêm nội dung mới "Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương", nhằm thể hiện rõ Mỹ sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực này. Điều này cũng gửi một tín hiệu tới chính quyền Joe Biden sắp nắm quyền rằng, Mỹ cần có những biện pháp cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.

Ông Tống Lưu Bình (Song Liuping) - Giám đốc Pháp lý của Huawei (ảnh Huawei)

Giám đốc Pháp lý Huawei Tống Lưu Bình: "Các chính trị gia của Hoa Kỳ đang sử dụng sức mạnh của cả một quốc gia để đe dọa một công ty tư nhân"

VietTimes -- Huawei hôm nay (29/5) đã đệ trình một bản kiến nghị  lên tòa án vì tính vi hiến của Điều 889 trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng 2019 (NDAA 2019). Công ty cũng kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ dừng lại chiến dịch chống lại Huawei vì nó không mang lại khả năng đảm bảo an ninh mạng.
Tập trận Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC 2018.

Biển Đông là “tử huyệt” trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Analysis

VietTimes -- Ngày 31.12.2018, tiếp theo Đạo luật ủy quyền quốc phòng của Mỹ NDAA cho năm tài khóa 2018-2019 được thông qua ngày 15.5.2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký phê chuẩn Đạo luật sáng kiến tái bảo đảm Châu Á (ARIA), trong đó xác định các biện pháp chiến lược nhằm ngăn chặn tham vọng bành trướng và bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Từ đây, Biển Đông đã thực sự trở thành “tử huyệt” trong cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung.
Ảnh: CNN

Cơ quan chính phủ Mỹ tẩy chay các công ty công nghệ Trung Quốc

VietTimes – Với lý do lo ngại vấn đề an ninh, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố cấm các cơ quan chính phủ nước này sử dụng các thiết bị và dịch vụ của các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei hay ZTE,… vào ngày 8/8/2019. Đây là động thái mới nhất của Mỹ nhắm vào các công ty công nghệ Trung Quốc.
Việc Mỹ ban hành lệnh cấm mua sản phẩm của Huawei và 4 công ty Trung Quốc khác là động thái leo thang mới của thương chiến Mỹ - Trung

Mỹ đột ngột ban hành lệnh cấm mua sản phẩm của Huawei và 4 công ty công nghệ Trung Quốc

VietTimes -- Ngày 7/8, theo giờ Washington, (sáng 8/8 theo giờ Hà Nội) căn cứ theo Luật Ủy quyền Quốc phòng,  chính phủ Mỹ đã ban hành quy định tạm thời, cấm các cơ quan liên bang và nhà thầu của họ mua sắm các sản phẩm thiết bị viễn thông của 5 công ty Trung Quốc, bao gồm Huawei Technologies. Quy định tạm thời này bắt đầu có hiệu lực vào ngày 13/8/2019. Đây được coi là động thái leo thang mới trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.