Hệ thống tích hợp tất cả các thiết bị trên khoang máy bay và có thể được sử dụng trên các phi cơ loại khác.
Phát minh mới đã được giới thiệu với Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin khi ông đến thăm Sukhoi. Như nêu trong thông báo, kết quả sáng chế cũng có thể sử dụng được với Su-35 và trong triển vọng sẽ ứng nghiệm khi sản xuất máy bay không người lái.
Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 - T-50 (PAK FA) sẽ được đưa vào biên chế quân đội Nga năm 2016. Với khả năng cơ động siêu phàm, khó bị radar phát hiện, T-50 có thể chiến đấu hiệu quả ở bất cứ khoảng cách nào, tấn công cả mục tiêu trên không lẫn trên đất liền.
Là một mẫu máy bay thế hệ 5, T-50 có các khả năng tàng hình trước radar, được trang bị các kĩ thuật điện tử hàng không hiện đại, các hệ thống điều khiển bay kĩ thuật số, bay được ở tốc độ siêu âm và đạt kỷ lục về tốc độ leo cao.
Đáng chú ý là khả năng tàng hình của T-50. 70% vỏ máy bay làm bằng vật liệu composite để giảm khả năng bị radar phát hiện. Diện tích phát tán hiệu quả của T-50 - chỉ số quan trọng với radar - là 0,5 m2. Điều này có nghĩa trên màn hình radar, T-50 chỉ như một quả bóng bay.
T-50 không đơn thuần là tiêm kích, mà là máy bay chiến đấu đa năng, được trang bị cả vũ khí đối đất. Nga có thể sẽ trang bị mẫu máy bay này tên lửa siêu âm BrahMos do Nga-Ấn hợp tác chế tạo, tên lửa đối hạm Kh-35, hay "sát thủ diệt radar" Kh-58. PAK FA có thể tác chiến trên không ở bất cứ khoảng cách nào và trang bị các tên lửa tầm xa, tầm trung và tầm ngắn. Tên lửa tầm xa R-37 đã đạt kỷ lục thể giới về tầm tấn công mục tiêu - 304km.
Theo Sputnik