Sau "vũ hội" với ông Kim Jong un, Mỹ cần họp thượng đỉnh với Nga
VietTimes -- Tác giả James George Jatras của Văn hóa Chiến lược cho rằng để giải quyết các vấn đề xung đột trong các khu vực trên thế giới hiện tại đã đến thời điểm Mỹ và Nga có một cuộc họp thượng đỉnh. Với việc đưa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong un tham gia vào vũ hội của mình, ông Trump còn nhiều thời gian để lên cùng chuyến xe với ông Putin.
Về vấn đề Triều Tiên
Nếu cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều bị hủy bỏ sẽ là chiến thắng của một vài nhân vật diều hâu trong Hội đồng An ninh Quốc gia của chính quyền tổng thống Trump. Hầu hết trong số họ đều sợ viễn cảnh của cuộc gặp mặt cá nhân giữa ông Trump và ông Kim. Bởi họ không thể biết được Ông Lớn (Trump) có thể sẽ đồng ý gì với Người Tên Lửa (Kim Jong-un) trong cuộc gặp trực tiếp.
Và nếu Triều Tiên thực sự giải trừ hạt nhân thì sẽ không còn lý do gì để giữ quân đội Mỹ tại bán đảo Triều Tiên. Đây sẽ là một thảm họa với Mỹ. Với quan điểm của Hội đồng an ninh thì việc hủy bỏ cuộc gặp là tốt nhất nên họ đã cố gắng làm chệch đường ray cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử (tuy nhiên hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên rốt cuộc vẫn chốt lịch gặp nhau vào ngày 12/6 tại Singapore) và chuẩn bị phương án phụ cho vấn đề này. Việc đề cập tới mô hình Libya và cuộc tập trận chung bằng máy bay B-52 đã khiến hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều suýt đổ vỡ.
|
Rất có thể, cuộc họp thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn sẽ diễn ra.
|
Hiện tại là thời điểm cấp thiết cho một vài quan chức Hội đồng An ninh Mỹ thúc đẩy ông Trump đưa ra những đòi hỏi không thể thương lượng được (những điều có lẽ sẽ được thực hiện theo kiểu ông Pompeo đang khiêu khích Iran)...
Với Iran
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chuyển tới Tehran chỉ có thể coi là một tối hậu thư. Để so sánh thì nó khiến những đòi hỏi của Áo-Hung với Serbia năm 1914 là điều kiện hết sức nhẹ nhàng. Tối hậu thư này được thiết kế để bị từ chối - nó chứng minh bất cứ hành động nào đều đã được "phe đe dọa quyền lực" quyết định.
Tehran được yêu cầu phải giải trừ toàn bộ sự hiện diện an ninh trong khu vực - hoặc sẽ phải trả giá. Điều "trả giá" ở đây có nghĩa là một chiến dịch gây mất ổn định (ám sát, xúi giục gây bất hòa trong nội địa, các cuộc nổi dậy của những cộng đồng tôn giáo bất mãn với chế độ như Syria ăm 2011) hoặc nếu những điều trên không thành công thì sẽ có hành động quân sự trực tiếp (như Libya năm 2011 và Iraq 2003).
|
Ngoại trưởng Mike Pompeo yêu cầu Iran phải rút quân khỏi Syria.
|
Để thực hiện điều đó họ sẽ dựng lên "một vụ tấn công giả của Iran" như một vụ xô xát hải quân tại vịnh Ba Tư (như Vịnh Bắc Bộ năm 1964). Châu Âu cũng bị nhắm tới bởi tối hậu thư này với những đất nước vẫn còn đang kinh ngạc vì Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran. Để áp đặt những lệnh trừng phạt thứ 2 lên các vệ tinh của Mỹ (hay còn gọi là đồng minh, đối tác), sự thô bạo trong nhiệm kỳ của ông Pompeo được thiết kế để đẩy châu Âu vào hy vọng hãi huyền rằng họ có thể ngăn cản sự liều lĩnh hiếu chiến của Mỹ bằng cách giúp Washington dồn Tehran vào chân tường. Hãy xem ai sẽ bị tổn thương trước: London, Paris hay Berlin?
Tình hình Syria
Dù cho ông Trump luôn khẳng định ông muốn rút quân Mỹ khỏi Syria vẫn có những lý do để tìm hiểu thêm sự việc. Mỹ không còn phải làm gì để tiêu diệt IS. Hơn nữa, cùng với một kế hoạch để xây dựng một đội quân của Ả rập Xê-út và các đội quân Sunni nước ngoài khác tại vùng kiểm soát của người Kurd do Mỹ chống lưng thì mục tiêu chính ở đây là Iran. Chính sách của Mỹ tại Syria được điều khiển bởi người Israel và Ả rập Xê-út rất thù địch với Iran, danh sách những đòi hỏi không thể thương lượng của ông Pompeo bao gồm cả việc rút toàn bộ quân Iran (và Hezbollah) khỏi Syria.
|
Mỹ đang chống lưng cho đạo quân người Kurd tại đông bắc Syria.
|
Đây là một điều nực cười vì Mỹ, với sự hiện diện quân sự tại Syria vi phạm luật quốc tế và thậm chí là cả luật của Mỹ lại có quyền đòi hỏi rút một đội quân có sự hiện diện hợp pháp và được mời tới bởi một chính phủ được quốc tế công nhận. Việc Mỹ quyết tấn công Iran đã được chứng minh bằng những vụ tấn công mới vào lực lượng quân chính phủ Syria khi Israel lần đầu tiên có một cuộc tấn công phô trương bằng máy bay F-35 tối tân mua của Mỹ.
Hoàn cảnh Ukraine
Mức độ chiến tranh tại "đường kiểm soát" tại Donbass đang tăng cao. Trong khi đó, quân đội của Kiev đang thử tên lửa chống tăng Javelin mà họ nhận được từ chính quyền tổng thống Trump - loại vũ khí mà chính quyền Obama đã từ chối cung cấp trước đó.
Tuy có vẻ Javelin được sử dụng để phòng ngừa một cuộc tấn công của Nga, thực tế vũ khí này có thể được sử dụng để tấn công lực lượng Donbass (và có thể phối hợp với một vụ tấn công vào cầu Kerch nối Nga với Crimea) bằng một cuộc gọi để bổ sung lực lượng của lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế. Nga cũng coi thời điểm tổ chức World Cup từ ngày 14.6 tới 15.7 là thời điểm chính có thể xảy ra một cuộc tấn công như vậy.
|
Quân ly khai tại vùng Donbass.
|
Các nước vùng Balkan Các nhóm chuyên gia nghiên cứu uy tín đang kêu gọi có "hành động" để tăng cao những chính sách đã tàn phá những nước Balkan trong gần 1/4 thế kỷ. Tất nhiên là để chống lại ảnh hưởng của Nga. Có vẻ, những chính sách của Mỹ và châu Âu vẫn có khuyết điểm là chưa đủ mức độ "gây hấn". Mối liên kết giữa địa lý và chính trị đã được thể hiện bởi các sân khấu khác nhau của những cuộc xung đột đang xảy ra hay vẫn còn đang tiềm ẩn do các quan chức Mỹ luôn có hành vi thù địch với Nga. Mặc dù những hành động vi hiến được thúc đẩy để gạt bỏ ông Trump được phe phái ngầm thực hiện với các thành viên (thuộc CIA, FBI, Bộ Tư pháp...) cùng với các đơn vị tương ứng của Anh quốc (MI6 và GCHQ). Phe phái ngầm đã thành công khi đạt được mục tiêu chính sách chính: tổng thống Trump đã bị ngăn cản thực hiện mong muốn chính đáng và củng cố mối quan hệ với Moscow.
|
Nga bị cáo buộc can thiệp vào bầu cử và hủy hoại niềm tin dân chủ của Mỹ.
|
Những vấn đề khu vực được liệt kê ở trên cho thấy bất cứ ai cũng có thể lâm vào một cuộc khủng hoảng nguy hiểm ở bất cứ thời điểm nào. Vấn đề này sẽ dễ dàng giải quyết hơn nếu Moscow và Washington hợp tác vì những lợi ích chung thay vì rút dao đối đầu. Nhưng thay vào đó, người ta có một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới được tạo ra bởi những người như James Clapper (cựu giám đốc tình báo quốc gia), John Brennan (cựu giám đốc CIA), Christopher Steele (cựu sĩ quan tình báo Anh), Peter Strzok (FBI), Stefan Halper (học giả về chính sách ngoại giao) và có thể thậm chí cả ông Barack Obama. Theo nhiều con đường thì cuộc Chiến Tranh Lạnh thứ hai sẽ nguy hiểm hơn cuộc chiến thứ nhất. Khuynh hướng kiềm chế và thận trọng đã được xây dựng trong cuộc đối đầu nhiều thập kỷ hiện tại đã không còn. Trong khi cả Mỹ lẫn Nga vẫn sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn, thì các công nghệ quân sự có những bước tiến nhanh chóng trong những lĩnh vực như vũ khí siêu thanh và chiến tranh mạng.
Mặc dù, trong cuộc Chiến Tranh Lạnh thứ nhất, các nhà hoạch định chính sách của cả Mỹ và Liên Xô đều có ý thức tránh một cuộc đối đầu trực tiếp giữa quân đội của họ bằng những cuộc chiến ủy nhiệm trong thế giới thứ 3, hiện tại cả quân Mỹ và Nga đều đang ở trạng thái gây huy hiểm cho nhau. Với việc Washington không ngừng đẩy Moscow tới bờ vực trên mọi sân khấu, những hậu quả của một cuộc xung đột không dự tính cũng không tạo ra được sức nặng cần thiết.
|
Nhiều nhà phân tích cho rằng ông Trump và ông Putin cần có một cuộc họp thượng đỉnh để cùng hợp tác vì lợi ích chung.
|
Không thể biết ông Trump suy nghĩ gì và điều gì khiến ông từ bỏ cam kết sẽ cải thiện mối quan hệ với Nga hay ông chỉ đang đợi thời cơ để có bước đi của mình. Nhưng rõ ràng, chúng ta sẽ biết bước đi đó là gì khi loại bỏ được tình huống khó khăn đã đóng cánh cửa của việc nối lại tình hữu nghị: ông Trump và tổng thống Vladimir Putin cần gặp gỡ trong một cuộc họp thượng đỉnh chính thức có tầm quan trọng trong những ngày sớm nhất có thể. Sự thấu hiểu giữa Mỹ và Nga cần bắt đầu trước nhất và ở mức độ cá nhân hoặc điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Để có được kết quả này, một nhà phân tích cùng các nhà hoạt động khác đã có kiến nghị trên website chính thức của Nhà Trắng: Tổng thống Donald Trump cần có cuộc gặp thượng đỉnh sớm với tổng thống Nga Vladimir Putin "Ronald Reagan từng có câu nói nổi tiếng: 'Sẽ không bao giờ nên khai hỏa và không bao giờ có thể chiến thắng một cuộc chiến hạt nhân. Giá trị duy nhất của việc hai đất nước sở hữu vũ khí hạt nhân là đảm bảo chúng sẽ không bao giờ được sử dụng'. Nhưng không may, hiện tại, cuộc Chiến Tranh Lạnh mới của Mỹ và Nga lại một lần nữa gây ra một mối đe dọa sống còn với nhân dân của cả hai nước và toàn bộ thế giới. Vì thế, chúng tôi muốn thuyết phục tổng thống Trump đi theo những bước của ông Ronald Reagan và bắt đầu một cuộc đối thoại trực tiếp với tổng thống Putin để tìm ra những thỏa thuận an ninh vững chắc, tin cậy. Như tổng thống Trump từng nhắc đến nhiều lần "chỉ có những kẻ căm thù và xuẩn ngốc" mới không hiểu rằng những quan hệ tốt đẹp giữa Mỹ và Nga cũng là tốt đẹp với người Mỹ. Bằng nhiều biểu thị tổng thống Putin cũng cảm thấy giống như vậy với đất nước ông. Một cuộc họp thượng đỉnh cần dàn xếp càng sớm càng tốt". Sẽ không ai nghĩ rằng một kiến nghị với Nhà Trắng có thể tự bản thân nó thay đổi hướng đi chính sách của nước Mỹ. Nhưng nếu có những yếu tố trong đội ngũ của ông Trump không hoàn toàn chống lại ý tưởng về một cuộc họp thượng đỉnh thì việc đưa nó ra cho công chúng ủng hộ sẽ giúp đỡ đẩy mạnh ý tưởng này và chống lại phía có quan điểm đối lập. Nhưng quan trọng nhất vẫn là lá phiếu của một người: Tổng thống Trump. Nếu ông Trump đã muốn có một cuộc họp thượng đỉnh với ông Kim vì ông có một số vũ khí hạt nhân thì rõ ràng ông có thể làm vậy với lãnh đạo của một đất nước trên hành tinh có đủ lượng vũ khí hạt nhân để hủy diệt nước Mỹ. Ông Obama đã đạt được giải Nobel hòa bình không chỉ đơn giản vì ông được bầu làm tổng thống khi là người da màu. Ngược lại, nếu ông Trump muốn có giải Nobel hòa bình ông phải tự mình đạt được điều đó. Với việc đưa ông Kim tham gia vào vũ hội của mình, ông Trump còn nhiều thời gian để lên cùng chuyến xe với ông Putin.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu