Vào giữa những năm1990 , văn phòng thiết kế trang thiết bị Tula đã thiết kế thành công tên lửa chống tăng cá nhân (ATGM) cơ động thế hệ thứ III " Avtonomiya " dẫn đường hồng ngoại IIR (Imagine Infra-Red) cùng với một biến thể đầu tự dẫn radar. Tổ hợp này thực sự là một tổ hợp ATGM cá nhân di động tương tự như tổ hợp tên lửa chống tăng Mỹ Javelin.
Năm 1993, lần đầu tiên, thông tin về tổ hợp ATGM " Avtonomiya " được công bố trong các bản tin thuộc lĩnh vực quốc phòng. Tổ hợp " Avtonomiya " tích hợp các đặc tính tốt nhất của các loại tên lửa chống tăng tự dẫn không điều khiển – thiết kế đơn giản, khả năng chống nhiễu cao, thực hiện nguyên tắc "phóng-quên" và những tính năng của hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển, đó là xác suất trúng mục tiêu rất cao, đầu đạn có sức công phá mạnh.
Tổ hợp đảm bảo khả năng tiêu diệt tăng thiết giáp và các mục tiêu kiên cố khi tấn công theo đường thẳng hoặc tấn công từ phía trên vào tháp pháo, buồng động cơ (nơi thiết giáp mỏng nhất và bảo vệ yếu nhất) cũng như các nhược điểm của các công trình quân sự kiên cố và vững chắc. Phương án đơn giản, chủ yếu do sự thay đổi các đầu đạn (đầu tự dẫn) và cơ chế mở để có thể hiện đại hóa, nâng cấp các loại đầu đạn. Hệ thống điều khiển tên lửa dựa trên công nghệ autopilot, chỉnh hướng bằng các dòng khí phụt hiệu quả cao, phối hợp với dòng khí của động cơ tên lửa đẩy siêu âm.
Một điều rất tiếc, tổ hợp tên lửa chống tăng “Avtonomiya” vượt qua mọi thử nghiệm, nhưng không được sản xuất dây chuyền do tình hình kinh tế, chính trị của Liên Xô lúc đó thực sự khó khăn.
Theo những tính năng kỹ chiến thuật có từ năm 1993, đầu đạn có tới 3 phương án bao gồm: Đầu đạn tandem hiệu ứng nổ lõm, có khối lượng 5,2 kg. Đầu đạn hiệu ứng hạt nhân xuyên phá, có khối lượng 8,5 kg và đầu đạn nổ phá mảnh chống bộ binh, có khối lượng 8,5 kg. Trong đó, phương án 1 và 3 là phương án tấn công chính diện, phương án 2 là phương án tấn công từ trên xuống.
Tầm bắn cực đại của tên lửa thời điểm những năm 1990x thế kỷ trước đạt 350m, tốc độ tên lửa siêu âm. Với đầu đạn phương án 1, chiều dài tên lửa khoảng 1000 – 1050 mm. Phương án 2,3 có chiều dài 1250 mm. Tên lửa đẩy sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, có chiều dài 1100 mm. Khối lượng phóng: phương án 1 là 10 kg, phương án 2 khoảng 15 kg
Khối lượng của tổ hợp Avtonomiya phương án 1 là 14,5kg. Phương án 2 và 3 là 19,5 kg.
Thiết kể của Avtonomiya cho phép nâng cấp cả động cơ tên lửa đẩy và các đầu dan, duy trì khả năng có thể lập trình, điều khiển và truyển tải thông tin về tổ hợp phóng và người điều khiển. Trong điều kiện phát triển khoa học công nghệ hiện nay, có thể đẩy Avtonomiya lên tầm phóng hơn 2 km cũng không phải là vấn đề của các nhà chế tạo vũ khí Tula.
Nhưng rõ ràng, các nhà chế tạo vũ khí Tula đi trước, nhưng đã dậm chân tại chỗ. Việc không đưa vào sản xuất dây chuyền ATGM Avtonomiya đã giúp Trung Quốc một cơ hội vô giá phát triển Javelin của riêng mình
Các nhà chế tạo vũ khí Trung Quốc đã không bỏ lỡ cơ hội này và tung ra sản phẩm tổ hợp tên lửa chống tăng ATGM thế hệ 3 Red Arrow 12.
Theo tạp chí Jane Missiles & Rockets bài viết của Doug Richardson có tựa đề "Trung Quốc đã sản xuất hệ thống tên lửa chống tăng ATGM 'phóng và quên", tập đoàn China North Industries Corporation (NORINCO) lần đầu tiên trưng bày tài liệu và hình ảnh tại triển lãm Eurosatory 2014 ở Paris vào tháng 06 2014 với tên gọi là Red Arrow 12. Theo đó, đây là lần đầu tiên Trung Quốc sở hữu một hệ thống tên lửa chống tăng sử dụng nguyên tắc "phóng và quên" tự thiết kế và phát triển. Phát ngôn viên của NORINCO trả lời phỏng vấn của Jane khẳng định, hệ thống mới được phát triển thành công và đã được biên chế cho quân đội Trung Quốc và xuất khẩu.
Theo những tài liệu nguồn mở, tổ hợp ATGM Red Arrow 12 sử dụng tên lửa đẩy nhiên liệu rắn tiên tiến, đạn mang đầu tự dẫn bám ảnh mục tiêu hồng ngoại ( không phải điểm hồng ngoại (Imaging Infrared - IIR) tương tự như tên lửa Javelin của Mỹ, Spike của Israel, Type 01 Nhật Bản và Hyun-Gung Hàn Quốc. Ngoài các phiên bản di động dành cho bộ binh, ATGM Red Arrow 12 có thể được lắp đặt trên các xe cơ giới. ATGM Red Arrow 12 ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu là 22 kg, bao gồm cả tên lửa đẩy và ống container phóng nặng 17 kg, chiều dài ống container là 1,25 m, có đường kính 170 mm. Kích thước tên lửa có chiều dài khoảng 980 mm và đường kính khoảng 135 mm. Tầm bắn từ 2.500 m đến 4.000m.
Tên lửa chống tăng thế hệ III "Red Arrow 12" của Trung Quốc. Ảnh VPK
|
Trong giai đoạn hiện này và tương lai, một hình một cuộc chiến tranh hiện đại rõ ràng không phải là các tập đoàn quân hùng mạnh với những quân đoàn tăng, thiết giáp và máy bay tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược. Các thế lực hiếu chiến trên thế giới, đã thử nghiệm thành công chiến lược chiến tranh “cách mạng màu” và sử dụng lực lượng tại chỗ tiến hành các cuộc chiến du kích tương tự như Afghanisstan, Chechnya, Lybia và đậm nét nhất là Syria.
Với mô hình nổi dậy, bạo loạn, chiến tranh du kích, đô thị và hầm ngầm, phối hợp với chiến tranh truyền thông, chính trị và can thiệp quân sự tầm xa chiến lược có thể phá hủy bất cứ quốc gia nào, kể cả các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Vì vậy, các loại vũ khí chống tăng như Javelin, TOW – 2 và nhiều tổ hợp chống tăng ATGM bộ binh cơ động khác vô cùng hiệu quả trong các cuộc chiến địa phương và có thị trường rộng lớn trong các nước đang phát triển và thế giới thứ ba.
Nếu Javelin là vũ khí được cung cấp với mưu đồ chính trị thì Red Arrow 12 là vũ khí rẻ, hiệu quả để cung cấp cho quân đội các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba hoặc các lực lượng khác nhau, cần vũ khí để chống lại những đạo quân chính quy. Đã đến thời điểm các Nga và các quốc gia phát triển, muốn giữ bình ổn hệ thống chính trị, phải trang bị cho quân đội các loại vũ khí này. Đây cũng chính là yêu cầu bức thiết của thời đại trong sự nghiệp phát triển công nghiệp quốc phòng đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới.
Tên lửa chống tăng thế hệ IIIFGM-148 Javelin của Mỹ cấp cho Ukraine.Ảnh VPK
|