Ông cho rằng phối cảnh của dự án sân bay Quốc tế Long Thành và sân bay Quốc tế Chek Lap Kok (Hong Kong) có nhiều điểm tương đồng, xin ông cho biết bằng chứng?
Rất nhiều báo đã đưa tin quy hoạch sân bay Long Thành và phối cảnh sân bay Long Thành lấy hình ảnh từ sân bay quốc tế Chek Lap Kok (Hong Kong).
Là người đã từng thực tế nghiên cứu công trình sân bay tại nước ngoài, tôi kiểm chứng so sánh bằng bức ảnh 3D của tôi chụp sân bay Chek Lap Kok so sánh và thấy hai sân bay này chỉ là một và tôi cảnh báo điều này để các Đại biểu Quốc hội khỏi nhầm lẫn.
Tại các diễn đàn hội thảo về sân bay Long Thành do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức, tôi từng tham dự và phát biểu có trách nhiệm về vấn đề này.
Việc phối cảnh sân bay Long Thành "đạo" sân bay lớn nhất thế giới này cho thấy điều gì, thưa ông?
Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam và nhóm tác giả đã coi thường công luận và các nhà khoa học, đặc biệt là các tác giả, tác phẩm nước ngoài.
Mỗi một dự án, mỗi một công trình đều có tác giả chịu trách nhiệm về sự thành bại của dự án, còn ở Việt Nam không ai chịu trách nhiệm.
Quan điểm của ông về việc xây dựng thêm sân bay nói chung và sân bay Long Thành nói riêng như thế nào? Đây đã là thời điểm thích hợp để xây dựng thêm Long Thành hay chưa, căn cứ vào các yếu tố như vốn, dung lượng thị trường...?
Siêu dự án sân bay Long Thành là tham vọng quá lớn của nhóm tác giả, vượt trên lợi ích Đất nước. Họ không vì sự phát triển ngành Hàng không mà trái lại đang kéo lùi sự nghiệp Hàng không.
Tham vọng xây sân bay "khủng" để cạnh tranh quốc tế giữa lúc nợ công đang ngất ngưởng, giữa lúc nhiều sân bay đang khủng hoảng thừa, giữa lúc toàn Đảng toàn dân đang thực hành tiết kiệm chống lãng phí là một việc làm vô cảm.
Phối cảnh sân bay Chek Lap Kok (trái) và phối cảnh sân bay Long Thành (phải)
Siêu dự án đang có nhiều vấn đề quan trọng chưa được sáng tỏ, nhất là những bản vẽ thiết kế ban đầu, luận chứng kỹ thuật, luận chứng kinh tế, những tác động môi trường, tác động xã hội, nguồn vốn huy động, sơ đồ tài chính còn chưa rõ ràng
Vì vậy siêu dự án này phải được phản biện xã hội, phản biện khoa học thật nghiêm túc để tránh trả giá như bài học nhãn tiền là sân bay Phú Quốc, Cần Thơ, Cảng biển Phú Hải đang để lại gánh nợ tài chính làm tăng vọt nợ công...
Xin cảm ơn ông!
Tổng vốn đầu tư của dự án được ước tính vào khoảng 18 tỷ USD và chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn một của dự án có tổng chi phí được ước tính là 50% vốn ODA và trái phiếu Chính phủ, 50% còn lại là các nguồn vốn khác.
Trước đó, đại diện Bộ Giao thông Vận tải từng cho biết, Nhật Bản viện trợ 2 tỷ USD để thực hiện dự án. Tuy nhiên, ngay sau đó lãnh đạo Bộ đã phải đính chính và gửi lời xin lỗi đến phía Nhật Bản.
Theo Bizlive