Quân đội Nga mạnh như thế nào trong một cuộc chiến thực sự?

Bất đồng giữa Nga với phương tây khiến nhiều người đặt câu hỏi quân đội Nga mạnh như thế nào, nếu một cuộc chiến xảy ra? 
Quân đội Nga mạnh như thế nào trong một cuộc chiến thực sự?

Nhiều người cho rằng sức mạnh quân sự hiện nay của Nga là cái bóng của Liên Xô cũ với chi tiêu quốc phòng chỉ bằng khoảng 12% của Mỹ.

Ngoài ra, một số người cũng tin rằng khả năng quân sự của Nga phụ thuộc khá nhiều vào kỹ thuật quân sự từ những năm 1970, và không có đủ kinh phí để nâng cấp lực lượng vũ trang.

Thậm chí, nếu người Nga sáng tạo bất cứ loại vũ khí tiên tiến nào đều được coi là đánh cắp từ phương tây.

Sự yếu kém của quân đội Iraq được Nga trang bị vào năm 2003 cũng như các lực lượng Ả Rập Saudi chống lại Israel, càng khắc sâu vào suy nghĩ của nhiều người về công nghệ lạc hậu của quân đội Nga.

Trong thực tế, Nga có khá nhiều thiết kế mới trong ngành công nghiệp quốc phòng và đôi khi còn đi trước phương tây trong nhiều năm.

Những sáng tạo mới của người Nga thậm chí còn “theo đuổi các ý tưởng điên rồ”, như kế hoạch kiểm soát "vũ khí tâm trí".

Để trả lời câu hỏi quân đội Nga mạnh như thế nào, dưới đây là những ưu thế quân sự không thể xem thường của Moscow, đủ khả năng gây ra nỗi kinh hoàng cho các nước phương tây và toàn thế giới trong một cuộc chiến trực diện.

Tên lửa

Không ai nghi ngờ nền khoa học tên lửa của Nga. Cường quốc này đã tiến hành tất cả các chuyến bay có người lái lên Trạm vũ trụ Quốc tế kể từ khi Tàu con thoi chấm dứt hoạt động vào năm 2011, trong khi tên lửa quân sự của cường quốc này sở hữu một danh sách dài các thế hệ phát triển.  

Năm 1973, tên lửa chống tăng do Liên Xô chế tạo được trang bị cho bộ binh Ai Cập đã phá hủy hầu hết thiết giáp Israel trong lần đầu tiên được sử dụng trên chiến trường với quy mô lớn. Tương tự, tên lửa vác vai đất đối không SA-7 “Strela” cũng gây ra nhiều khó khăn cho không quân Israel trong cuộc xung đột vào năm 1973. 

Mặc dù SA-7 “Strela” không bắn hạ được nhiều máy bay, nhưng không quân Israel buộc phải thay đổi chiến thuật tấn công được lên kế hoạch từ trước. SA-7 khá giống với tên lửa FIM-43 Redeye của Mỹ, có đầu dò hồng ngoại thụ động sẽ bám theo nguồn nhiệt và tiêu diệt mục tiêu sau khi phóng.

Năm 1974, Liên Xô ra mắt Strela-3 với đầu dẫn đường hồng ngoại mới, có khả năng phân biệt nguồn nhiệt mục tiêu và các bẫy hồng ngoại, một cải tiến mà phải đến năm 1982 Mỹ mới tích hợp cho FIM-92.

Hiện tại, tên lửa đất đối không của Nga vẫn ẩn chứa nhiều nguy hiểm cho máy bay đối phương. Do đó, nhiều nước vẫn đặc biệt quan tâm khi Moscow cung cấp hệ thống phòng không tiên tiến S-300 cho Iran. Hơn nữa, người Nga còn có một hệ thống phòng không tinh vi hơn là S-400, hiện đang triển khai tại Syria.

Nhà phân tích vũ khí Carlo Kopp nhận định: “Các nhà phát triển vũ khí Nga đã làm chủ được những kỹ thuật phức tạp liên quan đến radar và hệ thống tác chiến điện tử”.

Không đối không

Trong tác chiến không đối không, từ lâu người Nga đã theo đuổi phương thức tấn công hàng loạt từ các máy bay. Những chiến đấu cơ như Su-27 Flanker có thể mang theo hàng chục tên lửa và phóng cùng lúc 2-3 tên lửa tại cùng một thời điểm.

Các tên lửa được tích hợp hệ thống hồng ngoại và radar dẫn đường, do đó việc gây nhiễu hay đánh chặn các tên lửa là khá phức tạp. Một tên lửa radar dẫn đường có thể phóng cùng lúc với một tên lửa khác tại căn cứ, đảm bảo mang đến hiệu quả cao nhất.

Các tên lửa trang bị cho máy bay chiến đấu của Nga có rất nhiều tính năng. Tên lửa tầm ngắn Vympel R-73 có thể bắn hạ các mục tiêu không đối diện với máy bay.

Vympel R-73 được giới thiệu vào năm 1982, khiến giới chuyên gia vũ khí NATO sớm thừa nhận những lợi thế của phi công Nga trong không chiến tầm ngắn, so với tên lửa AIM-9 Sidewinder.

Sau khi Vympel R-73 ra đời, máy bay chiến đấu của Mỹ phải mất 20 năm mới giành lại được ưu thế trong tác chiến tầm ngắn với phiên bản tên lửa AIM-9X. Trong khi đó,Nga đã nâng cấp R-73 với nhiều tính năng khác ưu việt hơn.

Đối với không chiến tầm xa (khoảng 64 km hoặc hơn) người Nga có Vympel R-77, một công nghệ tiên tiến về phần cứng. Phiên bản mới nhất sử dụng một anten mảng pha linh động (Active Phased Array Antenna) giúp tên lửa phản ứng nhanh chóng với những thay đổi bất ngờ từ mục tiêu.

K-77M là phiên bản tiếp theo và phức tạp hơn của R-77, tương đương với tên lửa  AIM-120 AMRAAM của phương tây.

Trong tác phẩm Chiến tranh là sự tàn phá có đoạn viết rằng: “Quân đội Mỹ không có bất cứ thứ gì giống như K-77M …hay có thể chống lại nó”. Tên lửa K-77M được tiết lộ vào năm 2013 và nhiều khả năng đã được sản xuất hàng loạt để cung cấp cho quân đội Nga.

Trong bất cứ cuộc xung đột nào, máy bay chiến đấu Mỹ đều phụ thuộc nhiều vào công nghệ tàng hình. Tuy nhiên, quân đội Nga đã chế tạo ra các hệ thống chống máy bay tàng hình, như hệ thống radar phòng không 55Zh6ME được công bố vào năm 2013 với nhiều radar làm việc ở các bước sóng khác nhau.

Rất dễ để chế tạo máy bay tàng hình tại một bước sóng, nhưng rất khó khi nhiều bước sóng được sử dụng trong hệ thống radar.

Những vũ khí lạ lùng.

Người Nga cũng thường xuyên chế tạo những vũ khí khá kỳ quặc. Tương tự như ngư lôi Shkval có thể tạo ra nhiều bọt xung quanh nó, qua đó làm giảm ma sát và di chuyển dưới nước với tốc độ 103 m/s-gấp 4 lần so với bất cứ loại ngư lôi nào của các nước phương Tây. Hay súng trường có thể tấn công dưới nước dành cho lực lượng đặc biệt.

Trong năm 2012, Tổng thống Putin trong một bài báo chủ trương “hệ thống vũ khí sẽ dựa trên các nguyên tắc mới: ánh sáng, địa hình, sóng, di truyền, vật lý học thần kinh và một số công nghệ khác”.

Trong nguyên tắc sử dụng sóng, Liên Xô bắt đầu nghiên cứu các loại vũ khí sử dụng trường xoắn vào năm 1987.

Tuy nhiên, một đánh giá do Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô công bố trước đó từng kết luận kế hoạch sử dụng trường xoắn là một kế hoạch tốn nhiều kinh phí, đã tiêu tốn 15 tỉ USD. Ngoài ra, một nghiên cứu khác dành cho loại vũ khí có thể “kiểm soát tâm trí con người” hiện chưa có kết quả và vũ khí tạo ra động đất vẫn nằm trong trí tưởng tượng.

Những vũ khí chưa được biết đến

Một bản tin truyền hình gần đây của Nga dường như đã làm rò rỉ kế hoạch của Tổng thống Putin, về một tàu ngầm không người lái mang theo 10 triệu tấn bom bẩn.

Tàu ngầm sẽ được kích nổ tại một thành phố cảng, căn cứ tàu ngầm hay căn cứ quân đội dọc bờ biển, tạo ra một đám mây phóng xạ gây chết người trên diện rộng. Mục đích của kế hoạch này là loại bỏ nhanh chóng các căn cứ được phòng thủ tốt.

Mặc dù không xác nhận được liệu Nga có sở hữu một loại “vũ khí khủng khiếp” nào hay không. Nhưng việc đánh giá thấp khả năng của quân đội Nga sẽ đem đến hậu quả cho thế giới.

Theo Esquire, Một thế giới